NSƯT Lê Tứ: “Thần đồng cải lương”, từng ăn cơm thiếu, đi làm thêm để bám trụ với nghề
Lê Tứ là nghệ sĩ cải lương thế hệ mới, sau thời kỳ hoàng kim của cải lương, và là nghệ sĩ chuyên hát tân cổ giao duyên. Anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (năm 2015).
NSƯT Lê Tứ sinh năm 1975 tại Đồng Tháp, trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là những tài tử miệt vườn. Lúc 7-8 t.uổi, ông nội, ông ngoại đi chơi đờn ca tài tử trong thôn xóm, thường hay dẫn Lê Tứ đi theo và dạy cho anh hát. Anh tiếp thu rất nhanh và được nhiều người xem là “thần đồng cải lương” ở Lai Vung. Được lời khuyên của mọi người, mẹ anh quyết định đưa Lê Tứ lên TP.HCM để học tập bài bản.
Năm 1992, Lê Tứ đã chạm ngõ được ước mơ khi thi đậu vào hệ Trung học – khoa Diễn viên cải lương của trường NTSK II (Trường Cao đẳng Sân khấu Điện Ảnh bây giờ). Ngày xa quê lên TP Hồ Chí Minh nhập học, hành trang của Tứ mang theo chính là lời dặn dò ân cần nhưng khá buồn cười của mẹ: “Mày ráng học giỏi để thành danh. Còn nếu học không xong thì ở trên luôn đó tự đi làm để mà sinh sống. Gia đình sẽ không nuôi nữa.”.
Nói về những ngày đầu theo đuổi nghệ thuật, Lê Tứ thừa nhận cũng như bao người khác, anh gặp không ít khó khăn. Thời gian đầu, dù biết nam nghệ sĩ là người có tài nhưng vì lúc đó, vóc dáng của anh nhỏ bé nên nhiều người khuyên nên quay về hoàn tất việc học phổ thông. Họ cho rằng rào cản ngoại hình sẽ khiến anh khó trở thành kép trong tình hình sân khấu “đất chật người đông”.
Song, lời nói của mẹ đã là nguồn lực động viên cho Tứ rất nhiều khi đời sống sinh viên nhiều khó khăn và trong những ngày tháng mới ra trường lao đao, lận đận. Điều đó khiến Lê Tứ có thêm động lực để cố gắng. Giọng ca Về miền tây còn tiết lộ thời gian sau, vóc dáng cải thiện dần và anh xem đó là “dậy thì thành công ở đất Sài Gòn”.
Nam nghệ sĩ còn nhiều lần ăn cơm thiếu trước cổng trường hay cầm hơi bằng một gói mì những ngày không có tiền. Sau này, anh cũng tranh thủ sau giờ học đi làm thêm buổi tối như bưng nước ở các quán cà phê, đi hát ở các tụ điểm, đám tiệc để trang trải cuộc sống.
Bởi vì khoảng thời gian mà Lê Tứ tốt nghiệp (1995) cũng là lúc sân khấu cải lương gặp nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ, Lê Tứ rất chán nản vì niềm ham thích được ca diễn vẫn ngồn ngộn trong trái tim người nghệ sĩ trẻ, ấy vậy mà không tìm được cho mình một đoàn hát để “đầu quân”. Anh cùng với những bạn bè đồng trang lứa đã phải làm nhiều việc như: đi dán áp-phích, làm thông tin lưu động ở Quận, Huyện, hát quán NS… Nói chung là làm tất cả những gì có thể làm chỉ với mục đích “lấy ngắn nuôi dài” với hi vọng có thể bám trụ với nghề.
Năm 1998, có mặt tại Liên hoan Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc tại Đà Nẵng, Tứ đã đạt giải đặc biệt “Thí sinh nhỏ t.uổi nhất cuộc thi” với vai diễn Từ Hải trong trích đoạn Vương Thúy Kiều. Rồi với những gì đã đạt được cũng như sự động viên của thầy cô. Năm 2000, Tứ lại tiếp tục học lên hệ CĐ khoa Diễn viên.
Trong quá trình đang theo học tại trường, Tứ đã đến với Giải Triển vọng Trần Hữu Trang. Và 1 lần nữa với vai Lục Vân Tiên, Tứ đã đạt số đ.iểm gần như tuyệt đối để được đặc cách thẳng vào vòng chung kết.
Sau đó, Tứ lại được nhà trường cử sang Pháp biểu diễn trong chương trình hợp tác giữa trường với cộng đồng người Việt tại Pháp. Ấn tượng sâu đậm nhất mà Lê Tứ có được trong chuyến đi xuất ngoại này chính là tình cảm của bà con khán giả dành cho nghệ thuật dân tộc.
Cùng học, cùng ra trường, cùng đi hát show, cùng niềm đam mê cải lương, cùng mối đồng cảm xa quê, do đó tình bạn giữa Tứ và Hà Như dần chuyển thành tình yêu lúc nào chẳng hay, nhưng xem ra vẫn chưa ai dám ngỏ lời. Đến năm 1997, trong chuyến sang Pháp lưu diễn, Tứ bất ngờ bị cảm. Cái thuở ban đầu lưu luyến của Tứ và Hà Như đã diễn ra như vậy.
Đang lúc khó khăn, anh và nghệ sĩ Hà Như may mắn được mời tham gia vở diễn múa đương đại kết hợp với đờn ca tài tử, lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Sau chuyến đi, anh sắm được chiếc xe máy nhưng cũng chưa về đoàn hát nào. Công việc chủ yếu của anh lúc đó là đi biểu diễn ở các quán nghệ sĩ, thu nhập khá bấp bênh. Bạn gái thấy vậy khuyên anh đổi nghề nhưng phần vì đam mê cải lương quá lớn, phần vì anh là kỳ vọng, là mong mỏi của bà con ở quê nhà nên một lần nữa Lê Tứ quyết định đi tiếp con đường mà anh đã chọn từ đầu.
Năm 2000, cả hai quyết định “đổ gạo nấu cơm chung”, tính đến nay đã 23 năm rồi. Nói tóm lại, phần thưởng mà Lê Tứ đạt được là vị trí và cuộc sống nghệ thuật cùng gia đình hiện nay.
Năm 2002, Tứ tốt nghiệp Trường CĐ Sân khấu Điện ảnh và được nhà trường giữ lại làm giảng viên môn kỹ thuật biểu diễn. Cùng với công tác giảng dạy, hiện Lê Tứ đang cộng tác với nhóm “Thắp sáng niềm tin” cũng như thường xuyên đi biểu diễn ở một số sân khấu. Trên sân khấu này, anh có thể thỏa nguyện được ước muốn của mình đó là được diễn cả tuồng cải lương chứ không phải chỉ là những trích đoạn. Với Lê Tứ thì anh không hề nề hà vai chính hay phụ, vì với anh, mỗi nhân vật đều có số phận, điều quan trọng là sự đầu tư, chăm chút của mình dành cho vai diễn đó như thế nào để khán giả xem xong có thể nhớ. Điều làm anh và tất cả các bạn bè, đồng nghiệp trong nhóm đều cảm thấy vui đó là nhóm đã dần có được những khán giả thân thương của riêng mình.
Sau hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, Lê Tứ nói điều may mắn là ở hiện tại, anh còn được cống hiến, biểu diễn phục vụ khán giả. Nam nghệ sĩ tâm niệm phải nỗ lực trong nghề song không đặt nặng chuyện danh hiệu. Chồng nghệ sĩ Hà Như bày tỏ: “Tôi cứ phấn đấu, tới đâu hay tới đó. Tôi không cố gắng chạy theo để đạt cho bằng được. Khi tôi đạt NSƯT cũng đã lớn rồi. Như chú Diệp Lang từng nói: “Nổi tiếng nhanh quá mà nghề theo không kịp”. Tôi thấy bây giờ hiện trạng đó rất nhiều. Nên tôi xem chuyện đó là duyên, khi nào đến thì đến. Quan trọng là trong nghề, tôi được đồng nghiệp ghi nhớ, khán giả công nhận”.
Tứ được khán giả mến mộ, các bạn đồng nghiệp và học sinh thương yêu và gia đình vợ con đầm ấm, hạnh phúc, kinh tế gia đình khá ổn định. Nghề hát bây giờ mà có được cuộc sống ổn định và gia đình hạnh phúc như Tứ thì thử hỏi còn mong muốn gì khác hơn nữa chứ?” – NSƯT Lê Tứ chia sẻ.