Nước càng sâu thì càng chảy chậm, người càng tôn quý nói năng càng từ tốn

“Nhân quý tắc ngữ trì”, ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, hơn nữa còn không dễ dàng tỏ thái độ, thận trọng từ lời nói đến việc làm.

Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.

Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không?”

Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”

Người cha lại hỏi tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả”.

Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta còn chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”

Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng, thì âm thanh sẽ càng to”.

XbAfDd-20180306-nuoc-o-sau-thi-chay-cham-nguoi-ton-quy-thi-an-noi-tu-ton

Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to”.

Xưa cũng nói rằng Hoàng đế có miệng vàng lời ngọc, lời nói ra không hề đơn giản. Dân gian có rất nhiều địa danh, di tích, truyền thuyết được lưu truyền cũng bởi từ một lời nói của vua. Bỏ qua những chuyện này mà chỉ nói về quyền lực nơi thế tục, một câu nói tùy tiện của vua có thể quyết định sự trầm luân sinh tử của một con người, hoặc cả một nhóm người, thậm chí đến cả phúc họa vinh nhục của một người mãi về sau. Vì những lẽ này, một người làm sao có thể tùy tiện nói lời mà không nghĩ chứ?

Theo truyền thống xưa, giới nhân sĩ hiệp khách cho rằng làm người tất phải xem trọng lời hứa,“quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”, lời hứa đáng giá nghìn vàng, chữ trọng đây cũng không chỉ có nghĩa là “coi trọng”, “xem trọng” mà còn có nghĩa là “thận trọng”. Một người nếu có thể tùy tiện thề thốt hứa hẹn, sao có thể xem việc làm tròn lời hứa là điều quan trọng để dốc lòng thực hiện?

Quý nhân ngữ trì, cũng bởi vì là quý nhân có quyền cao chức trọng, nắm quyền sinh sát trong tay, một khi vô ý thốt thành lời, là có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là từ kết quả mà bàn luận. Một người tự tôn, nhất định sẽ biết cẩn trọng hành vi và lời nói, có trách nhiệm đối với lời mình đã nói. Họ nhất định sẽ không ăn nói lung tung, dùng lời nông cạn mà nhận định linh tinh; cũng không có cái kiểu cách “duy ngã độc tôn”, “thuận ta thì sống, chống ta thì chết”, dựa trên tính cách của mình mà làm ẩu làm càn. Do đó có thể thấy rằng, ‘quý’ trong ‘quý nhân’, không chỉ là ‘quý trọng’, mà càng có nghĩa ‘cao quý’ từ bên trong.

tri-tue-cao-nhat-la-luong-thien-khon-ngoan-lon-nhat-la-pham-hanh

Đương nhiên, còn có vấn đề “hậu quả”, “Bệnh từ (những gì ăn) vào miệng, họa cũng từ miệng mà ra”. “Khẩu” (cái miệng) này dẫn đến “tai họa”, cũng bởi phần lớn chúng ta đều “ăn nhanh nói gấp”, lại hay “buôn chuyện linh tinh”, không biết dùng đầu não suy nghĩ. Vì thế, con người làm gì phải suy nghĩ cẩn thận rồi hãy làm, lời nói cũng phải nghĩ cho thấu đáo rồi hãy nói.

Người ta vẫn thường cho rằng kẻ giỏi hùng biện mới là thông minh. Thường cho rằng một người có thể nói năng lưu loát trước đám đông thường là những người được mọi người yêu mến, cho dù có đi tới đâu cũng sẽ giống như cá gặp nước. Kỳ thực, bậc trí giả lại hiểu rằng, nói là một loại năng lực, còn im lặng là một loại trí huệ.

Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.

Im lặng đôi khi là lúc mà con người ta đang lao động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ… Văn hào W. Goethe từng nói: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”.

Trên mặt nước cho dù gió có thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong.

Làm người cũng như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.

“Động” và “tĩnh”, “nhanh” và “chậm” là thuộc về lý tương sinh tương khắc, trời đất cũng vì có chúng mà trở nên cân bằng. “Động” sẽ khiến tiêu vong xảy ra nhanh hơn, “tĩnh” mới có thể lâu dài, cho nên người xưa mới giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể đi xa”.

Min (TH)/Khoevadep