Nước Úc: Góc nhìn của một người Việt trên quê hương thứ hai

Tôi là một người Việt định cư tại Úc đã hơn 20 năm. Ngày còn ở Việt Nam, tôi luôn mơ ước đi nước ngoài để được đổi đời, được sống như cuộc sống trên thiên đường… Thế rồi, số phận đưa đẩy, lấy chồng, sinh con rồi cũng được bảo lãnh sang Tây! Những ngày mới đặt chân lên đất khách, khỏi phải nói cũng biết tôi thích thú như thế nào, có lúc tôi nghĩ, lẽ ra mình phải được sinh ra và lớn lên tại nơi này mới phải! Sau một vài tháng thực tế và trải nghiệm cuộc sống nơi đất khách cùng mọi người, tôi thực sự th.ất vọ.ng và ch.án nả.n.

Gần tới giáng sinh, ngoài trời nắng nóng như thiêu, như đốt khắc nghiệt như  Việt Nam vậy, mọi người vẫn phải đứng cả ngày ngoài trời nắng nóng để bán hàng.… Rồi công việc cứ thế trôi đi, vài lần chuyển đổi địa điểm. Mọi người cũng đã có chợ trong nhà hoặc vào các cửa hàng mát mẻ hơn. Giấy tờ cư trú tạm ổn định, kinh tế mỗi nhà dần khấm khá hơn. Con cái được tới trường hòa nhập với người dân sở tại, không hề có sự phâ.n bi.ệt đ.ối x.ử.

Theo một góc nhìn trong vài lĩnh vực, để so sánh cuộc sống của tầng lớp bình dân như chúng tôi tại đây với Việt Nam thì có nhiều điều đáng nói.

– Về giáo dục: Con em chúng tôi hầu hết được đi học trong những ngôi trường tốt, tỉ lệ h.ư hỏ.ng rất ít, càng lên lớp cao càng tốt hơn. Nhất là trong các trường chuyên chẳng hạn, thì tỉ lệ học sinh h.ư hỏ.ng hầu như không có, vì lúc này chỉ còn toàn học sinh giỏi của các trường đã được chọn lọc. Chương trình học cơ bản hơn. Tỉ lệ thi đậu vào các trường đại học đạt tới 97%. Học sinh rất hay được đi picnic, xem phim, nhà hát hoặc đi tham quan học hỏi thêm ngoại ngữ ở nước ngoài do nhà trường tổ chức.

Còn ở VN, học sinh phổ thông hầu như không có ngày nghỉ, trừ dịp hè. Sinh viên đại học ra trường thì tỉ lệ thất nghiệp 70-80%..

– Về y tế: Hầu hết có thẻ bảo hiểm sức khỏe, đi khám bệ.nh không mất tiền, nằm viện không bao giờ hai người bệ.nh một giường. Gọi xe cấp cứ.u khi gặp ta.i nạ.n, bất kể bạn là ai cũng được tất cả y bác sĩ tận tì.nh như nhau. Kể cả có máy bay trực thăng đến cứ.u nếu như bạn ở xa bệ.nh viện, đường xá khó đi bằng xe cứu thư.ơng. Không có đoạn nghèo, không có tiền nộp viện phí thì cứ nằm đấy chờ như ở Việt Nam.

– Về vệ sinh an toàn thực phẩm thì gần như yên tâm, vì hầu hết mua đồ trong các siêu thị. Không có cảnh bày bán tràn lan, bụi bặm ruồi muỗi bu đầy như các chợ của Việt Nam.

Kết quả hình ảnh cho siêu thị úc

Ảnh minh họa.

Còn rất nhiều điều khác nữa mà không thể liệt kê trong một bài viết.

Chỉ bấy nhiêu thôi, các bạn cũng đủ thấy gần như toàn cảnh trong xã hội của một số nước phương Tây rồi đó.

Đành rằng, ở xã hội nào hay đất nước nào cũng đều có cái hay cái dở, mặt xấu mặt tốt, và cuối cùng là cái được và cái mất. Nếu đặt chúng lên bàn cân thì rõ ràng cái được nhiều hơn mất rất nhiều.

Nếu có giấy tờ cư trú hợp pháp, có một công việc ổn định thì cuộc sống ở nuớc ngoài là khá tốt, chỉ hơi buồn là xa quê hương, xa người thân mỗi dịp lễ tết.

Kết quả hình ảnh cho cuộc sống ở séc

Ảnh minh họa.

Còn những ai chưa tìm hiểu kĩ mà muốn đi nước ngoài làm ăn hay định cư, thì phải xem xét, một là đi lao động theo hợp đồng chính thống của hai nhà nước, hai là có sự bảo lãnh chắc chắn của người thân nơi ấy thì hãy đi. Còn không thì tiền mất tật mang hoặc rất bi đát nơi đất khách quê người. Đó là lời khuyên chân thành của cá nhân tôi khi viết bài này. Mong rằng nhiều bạn sẽ có một cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống của những người con xa xứ. Nói chung là muôn hình muôn vẻ.