Ở Nhật, chính trị gia chỉ trễ họp 2 phút, tận 5 tiếng sau cuộc họp mới được bắt đầu lại

Vừa qua Quốc hội Nhật Bản lùm xùm vụ chính trị gia Yoshitaka Sakurada đi trễ 2 phút trong một cuộc họp bàn về Thế vận hội năm 2020. Tất nhiên trong những cuộc họp có tính chất quan trọng như thế, việc đi trễ là không thể chấp nhận được. Dù chỉ có 2 phút, nhưng hành động đi trễ gây phiền hà cho những người có mặt, thậm chí khiến hội nghị phải dừng lại giữa chừng.

 

Nhật Bản là quốc gia có nền chính trị đa Đảng. Hiện tại, bên cạnh Đảng cầm quyền cũng có rất nhiều Đảng phái đối lập. Những kẻ thuộc Đảng đối lập luôn muốn móc mỉa, tìm ra được những sai sót dù là nhỏ nhất của người thuộc Đảng cầm quyền để hạ bệ đối thủ.

Sự việc đi trễ của chính trị gia Yoshitaka Sakurada như một cơ hội ngàn vàng. Dù vị chính trị gia chỉ đi trễ 2 phút thôi, nhưng cuộc họp đã phải dừng lại tận 5 tiếng để mọi người thảo luận về vấn đề này. Dù Yoshitaka Sakurada đã rất nhiều lần cúi đầu xin lỗi, chỉ trích vẫn không dừng lại.

 

 

Ngoài ra, với việc là một chính trị gia, tiền lương hằng tháng của những người này tất nhiên cao hơn người bình thường rất nhiều. Có ai ngờ việc cố tình tranh cãi kéo dài cuộc họp bên cạnh hạ uy tín đối thủ còn bởi chữ “Tiền”.

Với những người tham gia cuộc họp, họ sẽ được tính thêm vào lương. Nếu cuộc họp kéo dài quá dự kiến tất nhiên họ sẽ được trả thêm tiền làm quá giờ.

Hiện nay rất nhiều người đang băn khoăn với câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?”. Nhưng trên một diễn biến khác, với một số người, bao nhiêu tiền vẫn là không đủ.

Sự việc chính trị gia Yoshitaka Sakurada đi trễ tất nhiên là không nên, thế nhưng nhân cơ hội này, các chính trị gia khác đã sử dụng tiền thuế của dân vào 5 tiếng đồng hồ tranh cãi chuyện dư thừa như vậy liệu có phải việc những người lãnh đạo đất nước nên làm?

Nếu lãnh đạo nhà nước không thanh liêm chính trực, làm sao lòng dân có thể yên?