Pakistan “thộp cổ” tàu ngầm đời mới nhất Ấn Độ: “Sự im lặng đáng sợ và có chủ đích”.

Dựa trên đoạn video do Pakistan đăng tải, chiếc máy bay giúp Pakistan “tó.m sống” tàu ngầm Ấn Độ trong đêm 4/3 vừa qua nhiều khả năng là một dòng máy bay săn ngầm do Mỹ chế tạo.

Mặc dù Hải quân Pakistan không hề đả động gì đến thông tin chiếc máy bay “tó.m sống” được tàu ngầm Ấn Độ trong đêm 4/3 ngoài khơi tỉnh Balochistan. Thế nhưng mọi ánh mắt hiện tại đều đổ dồn về P-3 Orion – dòng máy bay săn ngầm mạnh nhất của Hải quân Pakistan hiện tại.

Thậm chí truyền thông Pakistan dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, chiếc máy bay săn ngầm đá.nh chặn tàu ngầm Ấn Độ tại ngoài khơi tỉnh Balochistan là do Mỹ chế tạo.

 

Pakistan thộp cổ tàu ngầm đời mới nhất Ấn Độ: Trung Quốc là kẻ đứng sau? - Ảnh 1.

Tháp điều khiển cùng hệ thống kính tiềm vọng trên tàu ngầm Ấn Độ, mà Hải quân Pakistan ghi lại được có phần giống với tàu ngầm Kalvari. Ảnh: Business Insider.

 

Tuy nhiên, dựa trên đoạn video do Hải quân Pakistan công bố, thì nó được quay lại từ một phương tiện có tốc độ bay chậm và trần bay thấp hơn nhiều so với P-3 Orion vốn có tốc độ bay hành trình hơn 600km/h và hoạt động ở trần bay trên từ 5.000-8.000m.

Nhiều khả năng, đoạn video này được ghi lại từ một máy bay trực thăng săn ngầm của Hải quân Pakistan. Mà trong biên chế lực lượng này hiện tại loại trực thăng có thể thực hiện một nhiệm vụ như trên chỉ còn có Z-9 Harbin.

Cũng từ video do Hải quân Pakistan cung cấp cũng có thể xác định được loại tàu ngầm mà Hải quân Ấn Độ sử dụng để xâm nhập vào vùng lãnh hải Pakistan. Theo đó nó khá giống với lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kalvari do Ấn Độ tự đóng dựa trên công nghệ tàu ngầm Scorpene của Pháp.

Ở thời điểm hiện tại Kalvari có thể được xem là niềm tự hào của Hải quân Ấn Độ, nhưng việc nó bị trực thăng săn ngầm Pakistan “bắt sống” có thể khiến New Delhi xem xét lại kế hoạch trang bị loại tàu ngầm tấn công được cho là tiên tiến này.

Nhiều khả năng trong sự kiện đêm 4/3, máy bay phát hiện ra tàu ngầm Ấn Độ ở ngoài khơi Balochistan không phải là Z-9 mà là P-3 Orion, còn trực thăng Z-9 chỉ đóng vai trò đá.nh chặn tàu Ấn Độ.

 

Pakistan thộp cổ tàu ngầm đời mới nhất Ấn Độ: Trung Quốc là kẻ đứng sau? - Ảnh 2.

Trực thăng săn ngầm Z-9EC của Hải quân Pakistan. Ảnh: Airliners.net.

 

Về P-3 Orion, đây là dòng máy bay săn ngầm và tuần tra biển nổi tiếng do Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo cho Hải quân Mỹ, hiện trong biên chế Hải quân Pakistan có khoảng 7 chiếc P-3 với các biến thể P-3C, P-3 MPA và P-3B AEW.

Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như thiết bị định vị thủy âm DIFAR, radar giám sát hàng hải AN/APS-115, thiết bị phát hiện từ trường bất thường ASQ-81 (MAD)…

Các thông tin thu thập sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động những vũ khí trên máy bay.

Một trong những vũ khí đặc biệt của P-3C là các (phao thủy âm) sonobuoys chủ động và thụ động, giúp tăng cường khả năng định vị tàu ngầm của máy bay.

Sau khi rời máy bay, một phần phao sonobuoys sẽ chìm xuống biển và bung ăng ten để nghe ngóng tín hiệu từ tàu địch. Hai phao chủ động và thụ động giúp xác định chính xác vị trí tàu ngầm đối phương.

Trong khi đó biến thể Z-9 săn ngầm của Hải quân Pakistan là Z-9EC được trang bị radar trinh sát hàng hải, định thủy âm kéo dây và cả ngư lôi chống ngầm, tuy nhiên khả năng chống ngầm của Z-9EC không được đá.nh giá quá cao. Hiện tại Z-9EC thường được Hải quân Pakistan đi kèm với tàu khu trục lớp Zulfiquar.

Ấn Độ phản pháo

Ngay sau khi Hải quân Pakistan thông báo “tó.m sống” tàu ngầm của New Delhi ngoài khơi tỉnh Balochistan, truyền thông Ấn Độ đã dậy sóng, ngay lập tức lên tiếng bác bỏ thông tin này và cho rằng việc tàu ngầm nước này di chuyển gần lãnh hải của Pakistan là điều hoàn toàn bình thường.

 

Pakistan thộp cổ tàu ngầm đời mới nhất Ấn Độ: Trung Quốc là kẻ đứng sau? - Ảnh 3.

Tàu ngầm tấn công diesel-điện Kalvari của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: The Drive.

 

Thậm chí tờ Times of India của Ấn Độ còn nhận định, việc tàu ngầm Ấn Độ bị Pakistan phát hiện hoàn toàn nằm trong dự tính của Hải quân Ấn Độ bởi nếu muốn hoạt động hoàn toàn bí mật, nó sẽ không bao giờ được phép bơi nổi trên mặt nước như vậy.

Theo truyền thông Ấn Độ, tàu ngầm của hải quân nước này trong đêm 4/3 tiến hành hoạt động diễn tập thông thường trong vùng biển của Ấn Độ. Chỉ huy tàu ngầm Ấn Độ cũng biết rõ sự xuất hiện của máy bay săn ngầm Pakistan ngay trên đầu mình.

Dù vậy cho tới thời điểm hiện tại, Hải quân Ấn Độ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc đêm 4/3. Đây dường như là một sự im lặng đáng sợ và có chủ đích, bởi nếu xác nhận là “bị lộ” chắc chắn họ sẽ phải hứng chịu búa rìu dư luyện hết sức nặng nề.