Phụ huynh Việt có nên để con “ra đường” sớm để con học tự lập ?
Người Việt Nam có câu:” Hy sinh đời bố củng cố đời con” nên dẫn đến sai lầm của cha mẹ Việt là luôn nghĩ: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”.
Ngay tại Thụy Điển, luôn có những chương trình lao động ở Thụy Điển dành cho thanh thiếu niên vào mùa hè gọi là “sommarjobb” . Cá nhân mình cảm thấy đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa dành cho con trẻ vì ngoài việc những đứa trẻ có thể kiếm thêm thu nhập cho mình thì chúng có cơ hội va chạm với các công việc thực tế để định hướng và tích lũy kĩ năng ra đời sau này. Các công việc có đủ loại từ đơn giản đến phức tạp : như phát báo, hoặc cắt cỏ , dọn dẹp vệ sinh trong các hãng xưởng đến công việc văn phòng thời vụ.
Nếu ai đã từng sang Singapore sẽ thấy học sinh cấp hai, cấp ba soát vé hoặc tham gia hướng dẫn, điều hành các trò chơi tại Thảo cầm viên hoặc vườn chim Jurong… dưới sự giám sát của người lớn vào các ngày cuối tuần.
Thiếu niên làm việc vào mùa hè là những hoạt động bình thường ở Thụy Điển
Tại các quốc gia phát triển như Thụy Điển, trẻ em trong độ tuổi đến trường đi làm thêm vào thời gian rảnh không hiếm. Con gái 15 tuổi của cựu tổng thống Mỹ Obama đi làm thêm tại một nhà hàng hải sản khi cha cô còn đương nhiệm.
Trước Tết, tôi gặp một người bạn Mỹ. Do thân thiết nên chúng tôi hay hỏi chuyện gia đình của nhau. Anh khoe con gái đầu mùa hè rồi đã tham gia các hoạt đông thiện nguyện và học thêm nhạc, thể thao. Ngoài ra, cháu kiếm được hơn hai trăm đôla nhờ việc nhặt bóng và làm trọng tài tại câu lạc bộ thể thao của địa phương.
Con gái anh năm nay hơn 11 tuổi. Tiền cô bé kiếm được được cha mẹ cho thêm để mua một cây đàn Mandoline và một đôi giày thể thao mới. Anh khuyến khích con đi làm để cho thêm yêu lao động, biết quý trọng đồng tiền và có thêm nhiều kỹ năng, đặc biệt là giao tiếp. Đó đều là điều rất cần thiết khi bé lớn lên.
Lúc là sinh viên thực tập tại một khách sạn năm sao tại trung tâm Sài Gòn, tôi gặp một anh bạn sinh viên người Hàn Quốc, 18 tuổi sống cùng cha mẹ tại Việt Nam. Anh là con một chủ doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Cuối tuần, anh vẫn vào khách sạn làm nhân viên phục vụ bàn vì cha mẹ anh yêu cầu. Anh vừa học được tiếng Việt, tiếng Anh lại biết được cách ăn cách uống cho đúng điệu.
Thị trường lao động ở Thụy Điển hiện nay đòi hỏi người lao động có kinh nghiệm thực tiễn, họ luôn để cho người ứng tuyển làm việc từ 6 tháng đến 2 năm mới đưa ra quyết định ký hợp đồng dài hạn hay không. Qua đó cho thấy người Thụy Điển chú trọng đến năng lực hơn là bằng cấp.
Theo tôi chúng ta cần phải nghiên cứu, học tập các mô hình giáo dục của các quốc gia tiên tiến mà điển hình là Thụy Điển. Cần đưa trẻ em được tiếp cận với môi trường lao động thực tế của xã hội khi còn đi học. Từ đó, các em định hình được đam mê và sở thích để không bị sai lầm khi bước vào ngưỡng cửa đại học.
Một phần cũng rất quan trọng đó là yếu tố gia đình. Cha mẹ người Việt rất yêu thương và chiều chuộng con cái vì cái tâm lý: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”. Điều này dẫn đến một thế hệ sống phụ thuộc và ỷ lại cha mẹ.
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ năng động, tài năng và đam mê lao động. Đây là một nhiệm vụ cần phải có sự tham gia của ba thành phần: Gia đình, nhà trường và xã hội. Hãy vì thế hệ trẻ, hãy vì tương lai con em người Việt chúng ta mà để chúng tự bay với đôi cánh non nớt nhưng sẽ mạnh hơn về sau này.
Congdongviet.se tổng hợp