Phượng Mai – Người tình sân khấu của Vũ Linh: Dạy cải lương cho người Mỹ, U70 viên mãn bên chồng con
Trong số những nghệ sĩ định cư ở hải ngoại, nghệ sĩ Phượng Mai là người truyền nghề cho nhiều diễn viên trẻ đến với sân khấu cải lương tuồng cổ. Hiện tại, nữ nghệ sĩ đang có cuộc sống viên mãn bên chồng và con cháu.
Phượng Mai là ai?
Phượng Mai tên thật là Trương Thị Bích Phượng, sinh năm 1956. Chị là cô đào nổi tiếng trên sân khấu cải lương tuồng cổ.
Cô sinh ra trong gia đình có đến 13 đứa con, trong đó gia đình nội ngoại của cô đều theo bộ môn cải lương. Từ nhỏ, Phượng Mai theo học tại trường Phan Văn Trị ở Chợ Quán. Khi cô còn nhỏ, cô đã được mẹ nuôi gửi vào đoàn Đồng Ấu Minh Tơ, và đóng vai đào con trong các vở Thiếu phụ Nam Xương, Cuối đường hạnh phúc, Sắc hoa màu nhớ,….
Năm 1970, cô đã trở thành đào chánh của ban Hoa Thế Hệ và một số vở trên đài truyền hình, đóng cặp với Thanh Tòng, La Thoại Tân, Đức Lợi, Hùng Cường. Ngoài ra, cô còn học tân nhạc với nhạc sĩ Bảo Thu.
Sau năm 1975, cô hát đào chánh trong đoàn Minh Tơ với nghệ sĩ Thanh Tòng.
Chị theo chồng sang Tây Đức định cư năm 1979. Tưởng từ lúc đó chị đã “sang ngang” với một nghề mưu sinh trên đất khách. Nhưng, niềm đam mê sân khấu đã không bỏ chị ra đi, nó đã kéo chị đứng dậy, bước đến gần hơn với sân khấu. Ban đầu chị chuyển sang hát tân nhạc, chọn dòng nhạc mang âm hưởng dân ca để còn gắn bó phần nào với cải lương. Rồi thỉnh thoảng chị “bay sô” đến những vùng có đông người Việt định cư và đứng ra tổ chức những sô cải lương tuồng cổ. Mô hình đó một thời đã gặt hái hiệu quả, khi chị và một số nghệ sĩ đã dàn dựng những trích đoạn đề cao tinh thần trung, nghĩa, tiết, lễ và rất được kiều bào hưởng ứng.
Rồi từ khi thị trường vidéo cải lương trong nước nở rộ, người trong giới thấy Phượng Mai là người đầu tiên về nước xin phép Bộ VHTT cho tái dựng những tác phẩm cải lương tuồng cổ mang tính kinh điển. Để qua những sản phẩm đó chị đã góp phần giới thiệu với khán giả nước ngoài bộ môn tuồng cổ mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam. Trong nhiều chuyến về nước gần đây, chị đã dựng các vở: “Vụ án Hồng Phi”, “Nỗi oan hoàng hậu”, “Thập nhị quả phụ chinh tây”, “Áo người Trinh nữ”…
Chưa hết, Phượng Mai còn xung phong tham gia biểu diễn gây quỹ từ thiện ủng hộ t.rẻ e.m nghèo hiếu học.
Có thể nói, đối với khán giả yêu sân khấu cải lương tuồng cổ, ai cũng biết Phượng Mai còn có biệt danh Tiểu Lăng Ba. Chị kể trong dòng tự sự: “Ngày xưa, khi lên 9, lên 10. Tôi đã sớm bộc lộ niềm say mê sân khấu. Khi lớn thêm vài t.uổi, tôi được bà ngoại là nghệ sĩ Cao Long Ngà cho theo bang Hoa thế hệ. Bà ngoại nhận thấy tôi nhanh chóng chứng tỏ khả năng đóng những vai đào võ và nhất là những vai giả trai, nên bà đã dìu dắt và tạo cơ hội để tôi kế nghiệp. Năm 1997, khi về nước tham dự chương trình sân khấu cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Nam bị cơn bão số 5 hoành hành, tôi đã diễn vai Đào Tam Xuân và Lưu Kim Đính. Cho đến hôm nay, những điệu bộ và đường nét biểu diễn mà tôi đã học từ bà ngoại tôi, dường như vẫn nhớ như in trong trí” – chị kể.
Vai diễn gây ám ảnh nhất của nghệ sĩ Phượng Mai
Nhắc đến vai diễn ấn tượng của Phượng Mai, không thể không nhắc Hoàng hậu không đầu. Chính vai diễn này đã đưa tên t.uổi của nữ nghệ sĩ lên một bước mới, những thước phim kinh dị ngày xưa đến bây giờ nhớ lại vẫn khiến khán giả rùng mình.
Trong thời buổi công nghệ phát triển có rất nhiều phim điện ảnh ra mắt, trong số đó cũng có nhiều phim kinh dị chân thật đến độ khiến khán giả khóc thét. Nếu như nhận xét bộ phim hay vở tuồng nào đã từng coi khiến chúng ta sợ nhất có lẽ nhiều khán giả sẽ chọn Hoàng hậu không đầu.
Hoàng hậu không đầu là một câu chuyện đau thương của công chúa Huyền Sương (Phượng Mai thủ vai) sau khi được gả cho Hoàng đế Khánh Tiên (Minh Vương thủ vai). Vì bị mưu hại trong cung nên Huyền Sương chịu án nặng nhất, do oán hận không thể siêu thoát nên mỗi khi về đêm Hoàng hậu lại xuất hiện với hình ảnh không đầu đi xin sữa cho con và đi lững lờ trên mặt đất, hát ru con.
Sở hữu công nghệ làm phim còn thiếu kỹ thuật nhưng Hoàng hậu không đầu đã tạo nên một tiếng vang lớn, đây là thước phim gây ấn tượng lớn ở t.uổi thơ vì những câu hát thê lương của Phượng Mai. Bản thân người viết ngày còn nhỏ cũng khá sợ những thước phim này, chỉ cần nghe TV nhà ai đang phát đoạn xin sữa hay ru con sẽ “chạy mất dép”. Tuy nhiên, nếu ai đã từng được thưởng thức những giai điệu cải lương thì có lẽ sẽ rất yêu quý bộ môn nghệ thuật đặc biệt này.
Cuộc sống hiện tại của nữ nghệ sĩ
Khi sang nước ngoài định cư, Phượng Mai vẫn có niềm đam mê nghệ thuật, cô mở lớp dạy cải lương cho người Mỹ.
“Các bạn diễn viên trẻ tại tiểu bang California – Mỹ rất yêu thích bộ môn này. Hầu hết đều là thanh niên có quốc tịch Mỹ, tất cả đều sinh ra và lớn lên tại Mỹ, có em nói tiếng Việt không rành nhưng cực kỳ mê đắm bộ môn cải lương. Tôi cảm thấy ấm lòng vì có thêm nhiều học trò. Sau vở Trưng Nữ liệt quốc nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, đông đảo khán giả kiều bào đã đến xem và cổ vũ cho các diễn viên trẻ, đó là điều phấn khởi để tôi tiếp tục truyền đạt những kiến thức cho việc giữ lửa nghề trên đất Mỹ”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.
Cách đây không lâu nữ nghệ sĩ có dịp họp mặt với Hương Lan, cả hai cùng trình bày những ca khúc ngày xưa. Theo như vlog của nghệ sĩ Bảo Lộc, Phượng Mai có những chia sẻ: “Mấy chục năm rồi mới có cơ hội chị em chúng tôi đứng chung sân khấu. Tôi rất cảm ơn chị sắp xếp thời gian đến với tôi, không biết nói sao nữa”.
Về cuộc sống hôn nhân, chị kết hôn với một người chồng không rõ tên nhưng hai người đã ly dị năm 1994.
Phượng Mai cho biết cô không mấy hạnh phúc nhưng điều đó đã qua và hiện tại có mái ấm gia đình mới. Con trai và con gái đều đã lớn, cô chị muốn nối nghiệp mẹ làm ca sĩ.
Dù hiện tại nghệ sĩ Phượng Mai không có nhiều hoạt động cũng như rất hiếm khi nói về đời sống cá nhân. Tuy nhiên, những vai diễn của nữ nghệ sĩ vẫn còn mãi với người hâm mộ cải lương, tuồng cổ Việt Nam.