Quả tê n l ửa tuyệt mật của Nga “bặt vô âm tín”: Biến mất lặng lẽ đến không ngờ?

Căn cứ vào những dữ liệu trên các phương tiện truyền thông, đáng lẽ quả tê n lử a phải được hoàn thành vào năm 2017, và bàn giao cho quân đội vào năm 2019.

 

Từ những dự án “bặt vô âm tín” của ngành công nghiệp quốc phòng Nga…

Trang điện tử Avia.pro, căn cứ vào hàng loạt những chứng cứ gián tiếp, đã đi đến kết luận cho rằng, dự án chế tạo tê n lử a độc đáo “Alabuga” của Nga có thể đã bị dừng lại.

“Căn cứ vào những dữ liệu trên các phương tiện truyền thông, đáng lẽ quả tê n lử a phải được hoàn thành vào năm 2017, và bàn giao cho quân đội vào năm 2019.

Tuy nhiên không có bất cứ thông tin nào thêm về dự án này, vì thế các chuyên gia phân tích không loại trừ khả năng, nếu quả tê n lử a này từng tồn tại, thì đến giờ dự án này có thể đã bị đóng cửa”.

Vào năm 2017, trên hàng loạt hãng truyền thông nước ngoài dựa vào thông tin từ những cơ quan tình báo nào đó, đã đưa tin về việc tập đoàn “Công nghệ vô tuyến điện tử” (KRET) của Nga đang nghiên cứu chế tạo tê n lử a điện từ tuyệt mật “Alabuga”.

Khi kích hoạt Alabuga ở độ cao 200-300m trên mục tiêu, các tia sóng công suất lớn sẽ áp chế hoạt động của các thiết bị điện tử như máy tính, hệ thống radar định vị, liên lạc, khả năng tự dẫn hướng của v ũ kh í chính xác cao và có điều kiển, mà còn làm cho chúng hư hỏng hoàn toàn.

Việc này có thể hiểu đơn giản là làm cháy rụi các chi tiết điện tử trong v ũ k hí của đối phương.

Hiệu ứng này được cho là có tác dụng trong bán kính 3,5km. Bên cạnh đó, quả tê n lử a sẽ hoạt động ở các chế độ khác nhau. Chế độ “Mềm” là khi nó chỉ tạm thời làm gián đoạn hoạt động của các thiết bị điện tử, cho tới “Cứng” đó là hủy diệt thiết bị điện tử của đối phương.

Sóng được tạo ra từ máy phát từ trường cao tấ n c ông suất lớn. Công suất cũng như các tính năng khác không được tiết lộ. Nguồn năng lượng cấp cho máy phát cũng được giữ bí mật.

Cách thức tấ n côn g này lên các thiết bị điện tử của đối phương được biết đến từ lâu. Xung điện từ cực mạnh được tạo trong quá trình nổ hạ t nhâ n.

 

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga bặt vô âm tín: Biến mất lặng lẽ đến không ngờ? - Ảnh 2.

Năm 2017 truyền thông quốc tế đưa tin chương trình Alabuga đang được thử nghiệm và sẽ sớm được Nga đưa vào trang bị.

 

Người Mỹ đã từng thử nghiệm phương pháp này, khi cho nổ một tê n lử a đạ n đạo gắn đầu đạ n hạ t nh ân có sức công phá 1,4 megaton ở độ cao 400km vào năm 1962.

Xung điện từ mạnh đã khiến 4 vệ tinh ngừng hoạt động, khi làm hư hỏng toàn bộ hệ thống pin mặt trời.

Trên Trái đất, người ta đã nhìn thấy tia sáng loé lên ở khoảng cách 7 nghìn km cách tâm chấn – tại New Zealand. Trên quần đảo Hawaii, tín hiệu liên lạc bị mất trong khoảng thời gian dài, hệ thống cung cấp điện bắt đầu trục trặc.

Một vành đai phóng xạ rộng lớn đã được tạo ra, khiến thêm 2 vệ tinh nữa ngừng hoạt động – lần này là các vệ tinh của Liên Xô.

Vì thế, Liên Xô đã phải điều chỉnh các lần phóng tàu vũ trụ có điều khiển “Phương đông-3” và “Phương đông-4” để chúng không rơi vào khu vực nguy hiểm.

… đến những khó khăn về công nghệ không thể vượt qua được

Phó tổng giám đốc thứ nhất của KRET, ông Vlaidmir Mikheev đã chia sẻ về sự tồn tại của chương trình “Alabuga” vào hồi cuối năm 2017 với phóng viên hãng thông tấn RIA Novosti.

Theo lời ông, công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này được triển khai vào năm 2011.

Sau khi hoàn tất công tác nghiên cứu khoa học, tập đoàn đã bắt tay vào công tác chế tạo quả t ên lử a, nhưng ông Mikheev không đưa ra thông tin về mức độ sẵn sàng của vũ khí này và khả năng triển khai thử nghiệm nó, khi tuyên bố về mức độ tuyệt mật của thông tin trên.

Và đã một thời gian dài mà hoàn toàn không có thông tin gì về số phận của chương trình, vì vậy người ta mới đưa ra phỏng đoán về việc nhiều khả năng, nó đã bị đóng cửa.

Nói chung, đây là điều thường xảy ra, bởi vì Nga hay đề cập tới việc chế tạo những loại v ũ kh í mới trước khi chúng bắt đầu được thử nghiệm rất lâu, trong khi thời hạn bàn giao thì rất mờ mịt.

Lấy ví dụ mới đây người ta biết được rằng v ũ k hí ngầm được quảng cáo ầm ĩ “Poseidon” sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất trong biên chế Hạm đội Hải quân Nga vào năm 2027.

 

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga bặt vô âm tín: Biến mất lặng lẽ đến không ngờ? - Ảnh 3.

Poseidon được cho là v ũ kh í có thể tạo ra các cơn sóng thần hủy diệt các đô thị của đối phương.

 

Liên quan tới nguồn năng lượng cấp cho máy phát từ trường tần sóng cao, thì đương nhiên không phải là các loại pin sạc.

Các chuyên gia cho rằng, máy phát bức xạ từ có thể tạo ra năng lượng cần thiết. Người ta còn gọi nó là “máy phát Sakharov”, do nhà vật lý nổi tiếng Liên Xô Sakharov, cha đẻ của các loại bo m nhiệt hạch, phát minh.

Nga từ lâu đã sở hữu loại v ũ kh í này. Mặc dù từ đầu thế kỷ XXI nó bị mắc kẹt ở giai đoạn thử nghiệm các nguyên mẫu và do sự chậm trễ của các quan chức Bộ Quốc phòng Nga.

Vào năm 2001, tại triển lãm v ũ kh í quốc tế ở Malaysia, nguyên mẫu của tổ hợp điện từ cơ động “Ranets-E” trên khung gầm xe MAZ-543 bánh hơi đã được trình làng. Trọng lượng của tổ hợp này là 5 tấn.

“Ranets-E” có chức năng t ấn c ông bằng điện từ tất cả các loại thiết bị bay từ UAV, máy bay tiêm kích và ném bo m, các tê n lử a hành trình và loại b om đạ n điều khiển bằng các chip điện tử cũng có thể là mục tiêu của nó.

Có nghĩa là tổ hợp này thuộc loại phòng không. “Ranets-E” phát ra xung điện từ khoảng 20 nano giây và công suất 500MW.

Ở khoảng cách 12-14km, xung điện phá huỷ các chi tiết điện tử, ở khoảng cách tối đa 40km – nó làm cho các chip điện tử ngừng hoạt động nhưng không bị hư hỏng. Những kết quả này có được là nhờ sử dụng các ăng-ten dẫn hướng hẹp.

 

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga bặt vô âm tín: Biến mất lặng lẽ đến không ngờ? - Ảnh 5.

Hệ thống “Ranets-E” trên khung sườn xe MAZ-543.

 

Tuy nhiên nó còn có cả ăng-ten khác, phát xung năng lượng trong góc 60 độ. Điều này có nghĩa rằng, năng lượng sẽ tiêu tan rất nhiều trong khoảng không và nó sẽ làm ngưng hoạt động của thiết bị điện tử ở khoảng cách gần hơn nhiều.

Cơ chế này được áp dụng để hạ gục các loại đạ n bay nhanh của địch, khi việc ngắm bắn chính xác là điều không thể. Tuy nhiên, ở đây có một chi tiết khá bất lợi.

Do việc hạ gục mục tiêu diễn ra ở khoảng cách không xa đối tượng được bảo vệ, nên mục tiêu vẫn tiếp tục bay theo quán tính, bất chấp hệ thống điều khiển đã bị vô hiệu hoá.

Các chỉ số thử nghiệm “Ranets-E” không được công bố. Bởi vậy không thể phỏng đoán nó thực hiện các nhiệm vụ được giao hiệu quả tới mức nào.

Giới quân sự còn có hai điều phàn nàn đối với “Ranetz-E”. Thứ nhất, mục tiêu sẽ phải ở trong tầm quan sát vô tuyến trực tiếp, mà không bị che lấp bởi các nếp gấp địa hình. Nhưng phần lớn các tê n lử a hành trình đều có khả năng di chuyển bám theo địa hình.

Thứ hai, lần “khai hoả” thứ hai chỉ có thể được thực hiện sau 20 phút, do hệ thống phải nạp lại năng lượng.

Như vậy nó chỉ có thể nhằm vào các mục tiêu đơn lẻ. Trong trường hợp một nhóm các mục tiêu, hay một cuộc t ấn c ông ồ ạt thì “Ranets-E” sẽ trở nên vô dụng.

Vì thế mà giới quân sự nghi ngờ khả năng quân đội sẽ cần một tổ hợp như thế này và một tê n lử a điện từ trong trường hợp này sẽ hiệu quả hơn. Nó kích hoạt ngay trên đầu khí tài cần vô hiệu hoá của kẻ địch.

Tuy nhiên, các kỹ sư nghiên cứu “Alabuga” có vấp phải rào cản không thể vượt qua với hiện trạng công nghệ hiện nay hay không? Hay v ũ kh í độc đáo này sẽ biến mất trong màn sương mù của công nghiệp quốc phòng Nga? Những câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp.

 

Vụ thử nghiệm kích nổ đầu đạ n hạ t nh ân trên không năm 1962 của Mỹ.

 

Nga “khó ở” trên thị trường tàu ngầm: Lộ đối thủ mới nguy hiểm – Đã có tuyên bố bất ngờ

theo Trí Thức Trẻ