Sau vẻ lấp lánh ở Hàn , là bao đắng cay của người Việt xa xứ

Đời sống của những người lao động Việt tại Hàn không hào nhoáng như mọi người vẫn tưởng. Đó là những bữa ăn vội với cơm trắng và rau, là những trở ngại về bất đồng ngôn ngữ và là những gian nan đánh đổi bằng máu và nước mắt.

Hàn Quốc  từ lâu được nhiều người xem như “vùng đất hứa”. Nơi đây có môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầy đủ và đặc biệt là khoảng lương béo bở 30-40 triệu đồng/ tháng… khiến nhiều người mơ ước. Thế nhưng liệu nơi đây có phủ đầy màu hồng và hoa lệ như mọi người vẫn tưởng.

Nỗi đau nơi xứ người

Để có thể đặt chân đến xứ sở phù tang, những người lao động phải dành thời gian học tiếng Hàn. Sau khi hoàn thành khóa học, người lao động phải trải qua kì thi sát hạch, nếu đạt đủ điểm yêu cầu mới có thể tiếp tục thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí cho quá trình “xuất ngoại” này cũng không hề rẻ. Tiền đào tạo dự bị, phí khám sức khỏe và tiền đặt cọc để đảm bảo người lao động sang Hàn sẽ không bỏ trốn, tiền hoàn thành tất cả thủ tục giấy tờ… có khi lên đến hàng trăm triệu đồng mới có thể đủ điều kiện để cấp visa.

Những căn phòng thế này có giá thuê trên 10 triệu đồng tại Nhật Bản.
Những căn phòng thế này có giá thuê trên 10 triệu đồng tại Hàn Quốc 

Tuy nhiên, đa phần những lao động Việt tại Hàn là những người có điều kiện chẳng mấy khá giả. Như chị Hà (quê Thái Bình) để có cơ hội “đổi đời” đã phải thế chấp căn nhà nhỏ ở quê và vay thêm người thân được 300 triệu để đổi lấy cơ hội sang Hàn làm việc. Thế nhưng, sau bao viễn cảnh tốt đẹp được vẽ ra, thì vừa đặt chân đến sân bay, chị không khỏi hốt hoảng khi phải tự mình bước chân về căn phòng trọ chật hẹp 16m2 với 4 người đang sinh sống. Đó là một căn phòng thuê với giá đắt đỏ lên đến 12 triệu đồng/ tháng và phải đặt cọc gần 20 triệu đồng mới có thể dọn đồ vào ở, dù vị trí của nó không phải trung tâm thành phố mà là vùng quê

Công việc công nhân tại một công ty thực phẩm giúp chị thu về khoảng 27,5 triệu đồng. Trừ đi hết chi phí ăn uống, tiền trọ, sinh hoạt mỗi tháng chị gói ghém gửi về cho gia đình 12-13 triệu đồng để trả dần khoản nợ trước đó. Tuy nhiên, để có được khoản tiền này là những tháng ngày ăn uống kham khổ và gói ghém tối đa mọi chi phí. “Bữa cơm tự nấu thường chỉ có cơm, rau và trứng, thỉnh thoảng có chút cá tươi. Bởi nếu mỗi lần ra tiệm, 100.000 đồng mỗi người/bữa chỉ đủ 1/5 cái dạ dày. Bên cạnh đó, cả việc cắt tóc, thậm chí may quần áo, chị em trong phòng cũng đều tự túc”- chị Hà chia sẻ.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đắt đỏ, xe buýt được xem là phương tiện đi lại rẻ nhất nhưng đã có giá ít nhất là 30.000 đồng/tuyến, tùy theo quãng đường. Vé vào cổng của công viên hay khu vui chơi giải trí là từ 130.000 – 150.000 đồng/người, còn vé cho công viên chất lượng tầm trung là gần 1 triệu đồng, với công viên cao cấp hơn có khi lên đến 1,3 triệu đồng. Chính vì thế những người lao động ít có khả năng chi trả cho những hoạt động vui chơi giải trí xa xỉ này.

Ngoài hình thức xuất khẩu lao động, nhiều người trẻ Việt còn chọn Hàn làm nơi học tập và trao dồi kiến thức. Thanh Hiếu (24 tuổi, đến từ Hải Dương) du học sinh tại Seoul cho hay: muốn có đủ chi phí trang trải học phí, đi lại, ăn uống sinh hoạt thì những ngày không đến trường em phải làm thêm từ 12-14 tiếng /ngày . Vì thế, em chọn làm ca đêm để vừa có thêm thu nhập vừa tranh thủ thời gian buổi sáng đến lớp.

Sau vẻ lấp lánh xứ Mặt trời mọc, là bao đắng cay của người Việt xa xứSau vẻ lấp lánh xứ Mặt trời mọc, là bao đắng cay của người Việt xa xứNhững bữa ăn thiếu thốn thịt cá, những giấc ngủ tạm bợ ở mặt sàn nhơ nhuốc và điều kiện sinh hoạt khó khăn của những người Việt xa xứ.
Những bữa ăn thiếu thốn thịt cá, những giấc ngủ tạm bợ ở mặt sàn nhơ nhuốc và điều kiện sinh hoạt khó khăn của những người Việt xa xứ.

“Sống ở nước ngoài sướng lắm ai ơi!”

Khác với cách mọi người thường suy nghĩ: sống ở đất nước hiện đại, được giao lưu mở mang học hỏi và nhận về khoản thù lao cao vút mà “cả dòng họ được nhờ”… Đằng sau những hào quang ấy, mấy ai biết được bao cực khổ, khó nhọc và những nỗi niềm đau đáu nhớ nhà, nhớ quê của những người Việt xa xứ?

“Ở nhà cứ thấy tiền gửi về là bảo bên ấy sướng lắm. Chắc chắn, khái niệm đi-nước-ngoài hay là đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhiều người nghe đến là xuýt xoa thích lắm, vì cho rằng đi đến các nước khác là được đi đây đi đó nhiều, cuộc sống sẽ sung sướng hơn, thu nhập cao hơn ở Việt Nam. Nhưng mấy ai biết được, để có được một cuộc sống được gọi là tạm ổn định rồi để có được đồng tiền trang trải cho mình, gửi về nhà trả nợ ngân hàng chồng chất cho bố mẹ… những con người xa xứ phải đánh đổi biết bao nhiêu.

Họ phải trải qua những ngày cay đắng của cuộc đời như một chiếc máy. Đi làm, ăn, ngủ. Bất đồng ngôn ngữ, bất đồng phong tục tập quán, ngoài ra họ còn bị người dân bản địa kì thị. Đến cả ăn uống cũng không hợp. Chưa kể đến chuyện đi làm thì bị người này người khác chèn ép, mắng chửi không biết kêu ai. Rồi khi ốm đau, bệnh tật một thân một mình khổ sở. Thèm một bữa cơm cà mẹ nấu hay cốc nước chè cha om. Muốn nhìn thấy nụ cười hay lau giọt nước mắt cho người thương nhưng cũng đâu thể.”- những lời chia sẻ hết sức nghẹn ngào từ một người Việt hiện đang sinh sống và lao động tại Nhật.

Cái viễn cảnh hoa lệ mà mọi người vẫn thường vẽ ra có khi đổi lại bằng mồ hôi nước mắt của những giờ lao động xứ người. Đó là khoảng thời gian xa gia đình, tự chăm sóc bản thân lúc bơ vơ nơi xứ người; đó là là bữa ăn với cơm trắng với rau xanh, là lúc nghỉ trưa tạm bợ nơi vỉa hè, hành lang, là điều kiện lao động không đảm bảo… nếu gặp phải công ty môi giới không uy tín

Sau vẻ lấp lánh xứ Mặt trời mọc, là bao đắng cay của người Việt xa xứ

Nếu gặp phải công ty môi giới không uy tín, thì điều kiện lao động không đảm bảo, hay bị bóc lột sức lao động là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu gặp phải công ty môi giới không uy tín, thì điều kiện lao động không đảm bảo, hay bị bóc lột sức lao động là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Chính sự vất vả, cay đắng này đã khiến một số người Việt sa ngã vào con đường trộm cắp, lừa đảo. Điều này không chỉ ảnh hưởng danh tiếng người Việt nơi xứ người, mà còn đẩy họ vào cuộc sống bế tắc sau đó.

Tuy nhiên, những khó khăn phải đối mặt, những nỗi nhớ xa quê được “trả lại” bằng cơ hội “đổi đời” là mức thu nhập béo bở, là kinh nghiệm vốn sống tích lũy được. Cuộc sống luôn là sự đánh đổi mà chính những người trong cuộc cũng thẳng thắn chia sẻ rằng: “Bạn bỏ ra, rồi sẽ được nhận về tương xứng. Mình cũng đã từng lao động ở Hàn. Tuy rằng 3 năm ở Hàn không kiếm ra được một số tiền khổng lồ như các bạn tưởng tượng trong mơ. Nhưng cũng đủ để nuôi sống bản thân trong suốt thời gian mà các bạn sống ở đó. Sau đó là gia đình các bạn ở quê. Mình sống tiết kiệm không tiêu pha, không đi xe điện ngầm, không đi chơi vào cuối tuần, không nhậu nhẹt, không ăn tiệm và tự nấu đồ ăn. 3 năm sau về Việt Nam, trừ đi khoản nợ lúc đầu, mình mở được cửa hàng nho nhỏ. Nhưng mà điều đó không phải là tất cả. Quan trọng nhất là các bạn đúc kết được kinh nghiệm cuộc sống và kinh nghiệm công việc vô cùng hữu dụng về sau.”

BTV7