Sự kỳ vọng quá lớn vào mác “DU HỌC NƯỚC NGOÀI” vô tình trở thành áp lực khủng khiếp cho các du học sinh.

Một trong những cảm giác mà các du học sinh ít nhiều đã từng trải qua, đó là sự hoài nghi về quyết định đi du học của mình. Cái tuổi yên bề giá thất càng đến gần, thì một nỗi lo sợ mơ hồ lại càng xâm chiếm.

 

 

Trong cuộc sống, chẳng ai có thể vui vẻ mãi được. Có những thời điểm chúng ta sẽ thấy buồn, thấy tâm trạng chùng xuống, và đó là một phản ứng tự nhiên trước những vấn đề không vui thường ngày.

Nhưng nếu tâm trạng ấy tiếp tục kéo dài ngày này qua ngày khác, trở nên khó khăn hơn để vượt qua, thậm chí không thể vượt qua được nữa, nó sẽ trở thành bệnh. Căn bệnh mang tên trầm cảm!

 

Ngày càng nhiều người trẻ mắc trầm cảm! Tại sao vậy? - Ảnh 1.

 

Đến thời điểm này có thể nói trầm cảm là một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến nhất trên thế giới. Nó có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nghiêm trọng hơn là ngày càng có nhiều người trẻ vướng phải nó. Số lượng người trẻ bị trầm cảm gia tăng theo từng năm, kèm theo là những ca tự tử xuất hiện với tần suất ngày một nhiều.

‘Chúng tôi đang chứng kiến những ca trầm cảm xuất hiện trên người trẻ ở mọi độ tuổi, từ tuổi teen đến những thanh niên đã cán cột mốc trưởng thành.’ – Kathy Harms, chuyên gia tâm lý tại Kansas cho biết.

Chúng ta đang chứng kiến những ca trầm cảm xuất hiện trên người trẻ ở mọi độ tuổi, đặc biệt là du học sinh phải một mình đối mặt với sự cô đơn và áp lực cuộc sống nơi xứ người.

Kathy Harms, chuyên gia tâm lý tại Kansas.

Tại sao du học sinh dễ mắc trầm cảm?
Lý do khiến người trẻ mắc trầm cảm có rất nhiều, như gene di truyền, gia đình khắc nghiệt… Nhưng bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân tiềm năng khác có thể tạo ra trầm cảm, và một trong số đó là thứ mà nhiều người đang cảm thấy sợ nhất: cuộc sống thời hiện đại.

Xã hội ngày càng hiện đại, người trẻ càng ngập tràn trong một bể thông tin. Trong đó, có những thông tin vô tình tạo ra áp lực cho họ, khiến họ có nhu cầu phải trở thành một thứ gì đó phi thực tế và vượt quá khả năng của bản thân.

 

Xã hội hiện đại làm con người trở nên lạc lõng hơn

Xã hội hiện đại làm con người trở nên lạc lõng hơn

 

Người trẻ được xem những bức hình định hướng về ngoại hình, định hướng về những gì phải sở hữu, và định hướng về cách cư xử sao cho phù hợp với xã hội hiện đại. Nếu không chạm đến những chuẩn mực ấy, họ bắt đầu cảm thấy bản thân khác biệt theo chiều hướng tiêu cực. Họ trở nên lạc lõng, cảm thấy thất vọng vì bản thân, và dần dần dẫn đến trầm cảm.

Với những thế hệ còn đang đi học, trường lớp là một trong những nơi khiến họ gặp áp lực nhất. Bị bắt nạt, nỗi ám ảnh về điểm số, niềm khao khát xây dựng hình ảnh của bản thân… tất cả đều là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái bức bối, lo lắng và tuyệt vọng.

 

 

Còn với những người trẻ đến ngưỡng tuổi trưởng thành, những nguy cơ bủa vây họ còn lớn hơn. Ở một xã hội sống nhanh và gấp như thế này, hiện tượng người trẻ thất nghiệp không phải là hiếm.

Công việc không có, áp lực từ gia đình ập đến, tình cảm đôi lứa chưa chắc đã được đáp ứng… Mọi thứ đều có thể đánh quỵ tâm lý của một con người, khiến họ chẳng thể đứng vững được nữa.

Và thậm chí ngay cả khi đã có cho mình một công việc, mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. Nạn bắt nạt chốn công sở, bất mãn trong công việc, sự cạnh tranh cho cùng một vị trí, tâm lý kèn cựa, ghen tức lẫn nhau… đều tạo thành những áp lực không tên. Chưa kể, mạng xã hội và tâm lý ‘xấu che, tốt khoe’ lúc này giống như đổ thêm dầu vào lửa vậy.

 

Áp lực chốn công sở cũng không hề nhẹ nhàng cho người trẻ

 

 

Nhưng bạn biết điểm chung của cả 3 nhóm trên là gì không? Hãy nhớ, mọi áp lực đều có thể được giải tỏa, nếu như có ai đó cùng san sẻ với họ điều đó.

Thứ đẩy cả 3 nhóm vào vòng xoáy trầm cảm, chính là cảm giác cô đơn.

Trầm cảm là căn bệnh của sự cô đơn
Những người may mắn có cho mình những người bạn thường không nhận ra rằng có những người chẳng hề có bạn. Chẳng rõ từ lúc nào, có một bộ phận người trẻ tự tách mình ra khỏi xã hội.

Tôi không vui, cực kỳ không vui, nhưng tôi chẳng thể nói với bất kỳ ai. Tôi chối bỏ cả thế giới.

Claudia Weaver – một bệnh nhân bị trầm cảm

Bạn bè quan trọng lắm. Gia đình và tình yêu cũng vậy. Họ giúp chúng ta không còn cảm giác bị cô lập ra khỏi xã hội, khiến chúng ta cảm thấy cuộc đời đáng sống hơn, thay vì một chuỗi: thức dậy – làm việc – trở về nhà – ăn uống và đi ngủ… lặp lại liên tục cho đến khi lìa đời.

 

Sáng thức dậy và tự hỏi, cuộc sống có ý nghĩa gì?
Sáng thức dậy và tự hỏi, cuộc sống có ý nghĩa gì?

 

Nhưng thực ra, nhiều bạn hay ít bạn đều không phải là tất cả, vì sự cô đơn có thể xảy ra trong mọi hoàn cảnh. Có những người quan hệ rất rộng, bạn bè gọi một câu là có, gia đình đầy đủ, nhưng vẫn cảm thấy cô đơn vì chẳng có lấy một người hiểu được mình.

Trong khi đó, người chẳng có lấy một người bạn lại được gia đình kề bên, luôn quan tâm giúp đỡ, hoặc có một người để yêu thương, một tri kỷ san sẻ mọi chuyện. Chỉ cần như vậy là đủ hạnh phúc rồi.

 

 

Trợ giúp những người bị trầm cảm

Khi gặp một người có dấu hiệu của việc bị trầm cảm, giúp đỡ họ là điều cần thiết. Trầm cảm là một căn bệnh có thể ‘chữa lành’, nhưng cần phải làm càng sớm càng tốt. Giống như ung thư, trầm cảm càng nặng, việc hồi phục càng tốn thời gian, và thậm chí là không thể nữa.

Khi nhận ra một người bị trầm cảm, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Nhưng hãy nhớ, cô đơn dẫn đến trầm cảm, và cô đơn thì không thể chữa lành bằng thuốc được. Liều thuốc phù hợp nhất cho họ là sự cởi mở, chia sẻ với những người xung quanh.

Vậy nên, bạn có thể thử giúp họ bằng những điều sau đây:

– Động viên người trầm cảm chia sẻ những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống. Cho họ thấy, bạn là người có thể tin tưởng được, và sẵn sàng trợ giúp họ khi cần thiết.

– Lắng nghe, thấu hiểu, không chỉ trích và đánh giá về quá khứ của họ.

– Nhờ cậy thêm sự trợ giúp của gia đình, bạn bè xung quanh. Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ một mình.

THEO THỜI ĐẠI