Sự thờ ơ lạ kỳ trước n.ạn quấy rối tình d.ục ở Nhật Bản.

Hầu hết n.ạn nh.ân của quấy rối tình d.ục đều nhận được sự thờ ơ từ những người xung quanh. Đa số phụ nữ Nhật Bản cũng không muốn thừa nhận họ là n.ạn nh.ân.

 

 

Vào tháng 7/2018, một người phụ nữ với tài khoản Twitter có tên “Jenna” chia sẻ quá trình cô bị theo dõi và sờ soạng bởi một người đàn ông trên chuyến tàu tại Tokyo.

“Một người đàn ông to lớn tiếp cận tôi từ phía bên trái. Hắn bắt đầu nhìn tôi với ánh mắt khiếm nhã (đã được chỉnh sửa để giảm bớt mức độ của từ). Hắn tiếp cận tôi và thì thầm ‘kirei’, nghĩa là đẹp”, Jenna kể.

Hơn 50% số vụ xâm hại tình dục xảy ra trên phương tiện công cộng. Ảnh: EPA.

EPA. Hơn 50% số vụ xâm hại tình dục xảy ra trên phương tiện công cộng. Ảnh: EPA.

 

“Tôi lơ hắn và nhìn xung quanh. Tất cả mọi người đều đang theo dõi hành động kì lạ của hắn. Người đàn ông Nhật Bản ngồi xuống và tiếp tục nhìn theo tôi, cụ thể là mặt và đùi”, cô nói tiếp.

Mặc những ánh mắt xung quanh, hắn tiếp cận và hỏi cô về điểm đến. Cảm thấy khó chịu, Jenna bước khỏi tàu để chuyển sang một chuyến khác. Tuy nhiên, khi đứng ở trạm, cô cảm thấy sợ hãi khi phát hiện người đàn ông đó vẫn đứng ở phía sau.

“Mọi thứ diễn ra chỉ vài giây. Hắn đứng phía sau tôi. Tay hắn sờ mông tôi và thậm chí bóp mông tôi rất mạnh. Hai lần như thế”, cô kể.

Hành động này trong tiếng Nhật được gọi là “chikan”. Theo Sở cảnh sát Tokyo, 1750 trường hợp quấy rối và cưỡng dâm được thống kê vào năm 2017. 51,3% trong số đó xảy ra trên xe lửa và tàu điện, trong đó có đến 20% xảy ra ở trạm chờ. Tuy nhiên, những nạn nhân của các trường hợp tấn công này cho biết kẻ tấn công hầu như không bị truy tố.

Không ai quan tâm, không ai lên tiếng

“Chikan xảy ra khi tôi học lớp 9. Năm người con trai trên tàu điện chụp ảnh chân tôi và tìm mọi cách nhìn vào trong váy tôi. Họ cười rất man rợ”, Megumi (25 tuổi) nói.

Mọi chuyện diễn ra công khai. Xung quanh có rất nhiều người lớn nhưng không ai quan tâm, không ai lên tiếng trước hành động đó.

Lần thứ hai, cô gặp tình trạng này là khi đã là sinh viên.

“Một người đàn ông đứng cạnh tôi bắt đầu chạm vào eo tôi. Cả người tôi gần như đông cứng lại vì sợ. Hắn sờ vào tôi một cách rất bình thường, như thể đó là hành động thường ngày”, Megumi hoảng sợ kể lại.

Tương tự, nhiều năm trước, khi còn là học sinh, Ako (26 tuổi) phải mất gần một giờ đồng hồ để di chuyển đến trường bằng phương tiện công cộng. Cũng trên các chuyến xe đó, cô trở thành nạn nhân của Chikan.

“Nó xảy đến với tôi gần như mỗi ngày và trông nó chẳng khác gì một tai nạn bất cẩn trên xe”, cô kể.

Ako kể rằng đó là một người đàn ông với vẻ ngoài trí thức. Hắn ta chăm chú đọc sách trong thời gian di chuyển và cố tình đặt quyển sách cao ngang ngực cô.

Mỗi khi đến ngã rẽ hay thắng xe, người đàn ông ấy “tiện tay” chạm vào ngực Ako như một sự bất cẩn.

Không phải người bản địa nhưng Jo (37 tuổi, đến từ Australia) đã sinh sống và làm việc ở Nhật Bản hơn 11 năm nay. Mỗi ngày, cô đi làm bằng tàu điện ngầm. Mặc dù đã từng nghe về các vấn đề nhạy cảm xảy ra mỗi ngày trên các phương tiện công cộng, Jo không thấy sợ hãi vì cô cao to hơn những phụ nữ Nhật khác.

 

Các vụ xâm hại thường xảy ra vào giờ cao điểm, khi hầu hết nhân viên, học sinh, sinh viên di chuyển bằng phương tiện công cộng. Ảnh: Reuters.

Các vụ xâm hại thường xảy ra vào giờ cao điểm, khi hầu hết nhân viên, học sinh, sinh viên di chuyển bằng phương tiện công cộng. Ảnh: Reuters. 

 

Một lần, như mọi ngày, Jo nghe nhạc trong khi di chuyển đến công ty trên chuyến tàu đông đúc. Cô đứng rất gần với cửa sổ và có thể thấy bóng của mình. Người phụ nữ Australia cảm nhận được một thứ gì đó chạm vào bắp đùi mình. Ban đầu, cô nghĩ rằng chỉ là túi xách của ai đó hay một tai nạn bất cẩn. Tuy nhiên, mọi chuyện xảy ra sau đó thật kinh khủng.

“Vật đó” tiếp tục di chuyển đến gần các bộ phận cơ thể của cô và cuối cùng chạm vào bộ phận sinh dục của Jo. Mọi thứ diễn ra rất nhanh, chỉ vài giây, khiến cô không thể làm được gì.

“Tôi có thể thấy mặt hắn ở trong kính. Và đương nhiên, hắn cũng thấy tôi đang nhìn hắn nhưng không có một sự sợ hãi, bất ngờ nào trên gương mặt. Tất cả như diễn biến của một bộ phim kinh dị”, Jo nói.

Cô nhanh chóng di chuyển và rời khỏi tàu trước khi hắn có thể chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác.

Phụ nữ tại Nhật Bản lên tiếng nhưng không được bênh vực như họ nghĩ. Ảnh: The Japan Times.

The Japan Times. Phụ nữ tại Nhật Bản lên tiếng nhưng không được bênh vực như họ nghĩ. Ảnh: The Japan Times.

 

Jo thực sự tức giận khi không ai khuyên cô nên báo cảnh sát khi nghe câu chuyện này. Chỉ một người bạn đồng nghiệp khuyên tôi nên cẩn thận khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, bởi vẻ ngoài dễ thương và đôi chân dài của tôi.

Không một lời tố cáo hoặc nếu truy tố, nạn nhân của Chikan vẫn không được giành lại sự công bằng cho mình.

Lên tiếng thì cũng không thay đổi được gì

Tại Malaysia, các hành vi quấy rối, dùng lời lẽ xúc phạm phụ nữ sẽ bị xử phạt tù tối đa 5 năm, phạt tiền hoặc cả hai.

Trong khi đó, tại Mỹ, tội phạm tình dục được xếp vào nhóm tội phạm rất nghiêm trọng. Tùy theo các bang mà mức hình phạt sẽ khác nhau. Ở bang Texas, khi bị kết tội liên quan đến tấn công tình dục, một người có thể chịu mức án từ 2 năm đến chung thân với mức tiền phạt lên đến 10.000 USD (khoảng 230 triệu đồng).

Còn ở Nhật Bản, hầu hết nạn nhân của quấy rối tình dục đều nhận được sự thờ ơ từ những người xung quanh.

Đa số phụ nữ Nhật Bản không muốn thừa nhận rằng họ là nạn nhân của quấy rối nơi công cộng hoặc công sở. Chính vì thế, con số 1.750 vụ xâm hại được thống kê không nói lên tất cả. Họ biết rõ rằng ngay cả khi lên tiếng thì cũng không thay đổi được gì.

Không một ai lên tiếng bảo vệ họ. Sở Cảnh sát hoặc các nhân viên tại trạm tàu điện cho rằng họ không có đủ bằng chứng truy tố những kẻ quấy rối nơi công cộng.

 

su-tho-o-la-ky-truoc-nan-quay-roi-tinh-duc-o-nhat-ban3

 

 

#MeToo xuất hiện ở Nhật Bản mang đến một "tia hi vọng" cho phụ nữ nước này. Ảnh: Reuters, The Japan Times.

 #MeToo xuất hiện ở Nhật Bản mang đến một “tia hi vọng” cho phụ nữ nước này. Ảnh: Reuters, The Japan Times.

 

“Khi trở thành nạn nhân của quấy rối trên xe bus vào những năm trước, tôi cảm thấy bản thân không thể kể chuyện gì đã xảy ra với mình. Tôi không biết phải nói với ai và không nghĩ rằng người khác muốn lắng nghe nó”, một người phụ nữ nói.

Trước tình trạng đó, Nhật Bản cho ra đời những phương tiện chỉ dành riêng cho phụ nữ. Tuy nhiên, việc tách đàn ông và phụ nữ trên các phương tiện công cộng cũng vấp phải không ít ý kiến.

Và cách này cũng không thực sự bảo vệ phụ nữ tốt hơn.

Theo trang Independent, tách phụ nữ ra trên các phương tiện công cộng đồng nghĩa với việc gửi thông điệp cho thủ phạm rằng không ai ngăn chúng. Nó không giải quyết vấn đề lớn hơn về quấy rối và tấn công tình dục mà chỉ đơn thuần là tránh đi.

 

Những chuyến tàu dành riêng cho nữ giới ở Nhật Bản không nhận được sự hưởng ứng mạnh. Ảnh: CNN.

Những chuyến tàu dành riêng cho nữ giới ở Nhật Bản không nhận được sự hưởng ứng mạnh. Ảnh: CNN.

 

Nhiều người cũng khấp khởi hy vọng khi phong trào #MeToo xuất hiện ở Nhật Bản. Các cô gái bắt đầu tham gia biểu tình đòi hỏi sự công bằng cho mình. Tuy nhiên, làn sóng này không kéo dài lâu. Ngược lại, những người tham gia #MeToo trực tiếp trở thành nạn nhân tiếp theo của nạn quấy rối.

Hiroko Goto, một nhà hoạt động nữ quyền, giáo sư về luật hình sự ở Đại học Chiba và đồng thời là phó chủ tịch Tổ chức Nhân Quyền ở Nhật Bản, cho biết nhiều người không coi việc sàm sỡ là tội ở đất nước này.

“Đối với xã hội này, đó không phải là chuyện nghiêm trọng”, cô nói.

Nguồn: zing.vn