Tâm sự nhói lòng của người làm ngành Y không có ngày nghỉ
Chẳng công việc nào tàn phá nhan sắc như ngành Y, qua một đêm trực đã thấy khác biệt. Cũng chẳng ngành nghề nào áp lực như ngành Y, ngày lễ chưa bao giờ được nghỉ…
Bác sĩ, điều dưỡng…là những người phục vụ sức khỏe người khác mà đôi khi quên đi sức khỏe của mình. Những ngày lễ tết, khi gia đình sum họp, cán bộ ngành Y vẫn cần mẫn từng ca trực. Không chỉ chụp áp lực nặng nề, Bác sĩ ở Việt Nam còn phải chịu đựng quá nhiều áp lực và nỗi sợ hãi.
Tâm sự nhói lòng về công việc của người bác sĩ
Nghề nào cũng có những nỗi vất vả riêng, nhưng áp lực của nghề Y thật nặng nề, bởi đây là công việc liên quan trực tiếp đến tính mạng của con người. Những nỗi sợ của ngành Y cũng thật vô hình vạn trạng.
Đó là nỗi sợ không được cấp trên công nhận, bị đánh giá kém, không được giao điều trị bệnh nhân, không được đi học để nâng cao chuyên môn.
Nỗi sợ bị bệnh nhân khiếu nại, dù chưa biết đúng sai, nhưng gần như cộng đồng sẽ mặc nhiên bác sĩ là người sai.
Nỗi sợ trước vô vàn lý do trớ trêu khác ập xuống đầu người bác sĩ như: bệnh nhân trốn viện không thanh toán viện phí, sự cố y khoa, bảo hiểm y tế xuất toán…
Hoặc nổi cộm nhất hiện nay là việc bác sĩ bị đánh, bị hành hung, nếu im lặng sẽ càng bị nặng, nhưng nếu tự vệ sẽ bị coi là “vô lương tâm”, vi phạm y đức…
Nhưng có lẽ nỗi sợ nhất của những người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Y Dược, là sợ bệnh nhân không tin tưởng mình, người dân “tự chữa bệnh”, đến khi đường cùng bệnh nặng mới cần đến bác sĩ. Khi đã bước chân vào nghề Y, người bác sĩ không sợ bệnh nặng, bệnh khó, chỉ sợ bệnh nhân không tin tưởng vào cách chữa trị của mình, không được học hỏi để đủ kiến thức xử lý các ca bệnh khác nhau.
Thiệt thòi của nghề Y – Những người làm việc không có ngày nghỉ
Dành trọn thời gian chăm sóc sức khỏe từng người bệnh, nhưng người thầy thuốc dựa vào ai khi đau ốm? Trong những nỗi sợ của người làm ngành Y, không ai hỏi “Bác sĩ có sợ lây bệnh không? – Thực ra là có. Nhưng vì tính mạng của người bệnh, họ có thể gạt tất cả nỗi sợ hãi qua một bên để dồn tâm huyết điều trị dù là bệnh truyền nhiễm hay bất cứ căn bệnh thông thường nào.
Bên cạnh việc làm việc lên đến 10 – 16 tiếng mỗi ngày, điều thiệt thòi nhất với bác sĩ là họ không có khái niệm “Nghỉ Lễ”, dù là thời khắc giao thừa chuyển sang năm mới, kỳ nghỉ lễ 30/04 hay những ngày đặc biệt… Với những người làm công tác y tế tại Bệnh viện, đó là thời điểm phải túc trực tăng ca để bảo đảm xử lý kịp thời các tai nạn xảy ra.
Dược sĩ Nguyễn Thanh Hậu (Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ) tâm sự: với những nữ bác sỹ, dược sĩ, điều tủi thân hơn cả là họ không được phép chăm sóc gia đình của mình ngay cả khi người thân đau ốm để dành thời gian chăm sóc cho người bệnh, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình của những người lựa chọn theo đuổi công việc này.
Bởi vậy, hãy chỉ lựa chọn công việc vinh quang nhưng cũng nhiều thử thách này khi bạn có đủ nhiệt huyết với nghề và lòng quyết tâm theo đuổi nghề, bằng không, xin hãy lựa chọn công việc khác nhẹ nhàng hơn cho tương lai của mình. Bởi nghề Y là công việc chỉ dành cho những người không ngừng cố gắng và biết hi sinh!
Theo cao đẳng y dược HN