Tâm thư gửi mẹ sau 2 năm kiếm sống nơi xứ người khiến nhiều bậc phụ huynh thức tỉnh
Những năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ chọn con đường đi xuất khẩu lao động với mong muốn được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp cũng như có được một nguồn thu nhập đáng mơ ước. Tuy nhiên thật sự không phải ai cũng biết được số phận.
Những năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ chọn con đường đi xuất khẩu lao động sang đất nước Nhật Bản với mong muốn được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp cũng như có được một nguồn thu nhập đáng mơ ước. Tuy nhiên thật sự không phải ai cũng biết được số phận của họ sẽ ra sao sau khi đến và làm việc tại đây. Liệu những lời hứa hẹn trước đó của các công ty giới thiệu việc làm có thành sự thật?
Mới đây một cô gái Việt đã chia sẻ tâm thư gửi mẹ sau 2 năm đi xuất khẩu lao động, tâm sự của cô gái nhận được hàng ngàn đồng cảm của những người con xa xứ đang sống và làm việc tại Nhật Bản.
Tâm thư chan chứa đầy nước mắt
Bức thư có thật gửi về cho gia đình của người con đi làm xa xứ tại Nhật Bản. Một tâm sự thực lòng, một nỗi lòng man mác, một chút nhớ nhung, một chút giận lòng. Khiến ta không khỏi trằn trọc suy nghĩ của cuộc sống nơi phồn hoa đô thị. Một cuộc sống bon chen, khi 2 chữ “ đồng tiền” luôn được người ta tôn thờ. Tâm thư của một bạn lao động Việt đã nói lên cái thực trạng mà không ít người phải băn khoăn về thu nhập của mình.
Cô gái dãi bày tâm sự rất nhớ bố mẹ nhưng mà mỗi lần muốn gọi về lại sợ mẹ những câu hỏi mà không biết phải trả lời thế nào, sợ gọi rồi lại làm bố mẹ lo lắng hơn, sợ gọi rồi mà chẳng biết nói j được nữa.
Sợ phải đối mặt với những lần mẹ kể con bác A làm tháng 50 triệu con ông B làm hơn năm đã mua đất xây nhà. Mà con thì cứ kêu làm không đủ ăn.
Có những người ngày làm 8 tiếng có khi 5 tiếng mà không có việc còn ngày làm ngày nghỉ,, về nhà xem tivi nấu cơm ăn uống. Nhưng có những lúc thời gian ngủ tính từng phút đi về thay vội bộ quần áo còn chưa kịp khô mồ hôi lại tất tưởi chạy đi. Nắm cơm, cái bánh, chai nước mua vội ở cửa hàng tiện lợi để ăn lúc đi bộ.
Gật gù chợp mắt lúc chờ tầu điện. 1-2 giờ sáng dưới cái lạnh âm độ hay tuyết rơi mưa bão vẫn phóng xe ngoài đường. Dù ốm hay đau vẫn không dám nghỉ làm. Để có được 40-50 triệu ấy phải đánh đổi bằng giấc ngủ, miếng cơm, mồ hôi, nước mắt… Thậm chí bằng sức khoẻ, tính mạng, thể xác và linh hồn.
“Con biết chắc mẹ cũng như con, cũng từng ngày mong ngóng con về, chắc ngày con về, nhà mình hạnh phúc lắm. Đứa con xa xứ mong từng ngày được về với mẹ và gia đình. Bên này khổ quá mẹ ơi, con nhớ mẹ. Con chỉ mong có thật nhiều sức khỏe để làm việc phụ giúp bố mẹ”.
Giấc mơ hào nhoáng… là sự thật phũ phàng
Những năm gần đây thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Nhiều người lao động phổ thông đã sang Nhật Bản để làm việc với mong muốn có được một khoản tiền để gửi về cho gia đình. Sau một thời gian họ có thể trả nợ, xây nhà và giúp cho cuộc sống của người thân trở nên thoải mái hơn. Thế nhưng ít ai biết được sự thật cay đắng đằng sau những đồng tiền đó là mồ hôi công sức và những chắt chiu khó nói cùng ai. Thực tế nhiều khi phũ phàng hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng, có lao động đã mất mạng nơi đất khách, người may mắn hơn thì giữ được mạng sống trở về quê hương.
Từ lâu xuất khẩu lao động Nhật Bản là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều người trẻ Việt Nam về mức lương quy đổi ra tiền Việt tương đối cao. Ngoài ra văn hóa, văn minh tiến bộ hiện đại nhưng đến khi sang đó mới vỡ lẽ ra vì tiền lương công nhân cũng chẳng cao hơn quê nhà là bao, cuộc sống thì vẫn khó khăn dù có một chút tiện nghi hơn Việt Nam.
Trung bình những công việc không có yêu cầu đặc thù như công nhân, phụ bếp sẽ có mức lương từ 25.000.000 đến 35.000.000 triệu/tháng, tiền lương này còn chưa trừ chi phí bảo hiểm, ăn ở, mua sắm khoảng trên dưới 10.000.000 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí thì người lao động còn khoảng trên 10.000.000 triệu đồng/ tháng.
Nhưng để có được những đồng tiền gửi về nhà trả nợ ngân hàng cho bố mẹ, những con người xa xứ phải đánh đổi biết bao nhiêu. Họ phải trải qua những ngày cay đắng của cuộc đời như một chiếc máy, đi làm, ăn, ngủ, bất đồng ngôn ngữ, bất đồng phong tục tập quán, ngoài ra họ còn bị người dân bản địa kỳ thị đến cả ăn cũng không hợp. Chưa kể đi làm thì bị người ta chèn ép mắng chửi không biết kêu ai, ốm đau bệnh tật một thân một mình khổ sở, muốn nhìn thấy nụ cười hay lau giọt nước mắt cho người thương cũng không thể.
Họ phải đánh đổi những khoảng thời gian xa gia đình, người thân, bạn bè, tự chăm sóc lo liệu cho cuộc sống, thay vào đô là cuộc sống trong tình thương, sự đùm bọc của những đồng hương cùng cảnh xa nhà. “Đằng sau những đồng tiền gửi về cho gia đình, những hào nhoáng khi được xuất cảnh ra nước ngoài là những ngày lao động vất vả, bữa cơm hộp chớp nhoáng, hay những phút chợp mắt vạ vật.
Từ những chia sẻ ấy không ít người cũng trải lòng mình quan những dòng ngắn về cuộc sống và suy nghĩ của bản thân trong cuộc mưu sinh vất vả nơi đất khách quê hương. Đơn giản chỉ là những dòng tâm sự về viễn cảnh học tập, lao động xa nhà hay đôi dòng về cuộc sống hiện tại nơi xa xứ. Ngoài ra còn có sự thông cảm, chia sẻ động viên để các bạn cố gắng hơn, vượt qua mọi khó khăn gian nan, thiếu thốn để nhanh chóng đoàn tụ cùng gia đình. Góp nhặt lại tạo nên bức tranh nhiều màu trong cuộc sống mưu sinh nơi xứ người của người lao động.
Nguồn: glodeco.com.vn