Thái Thanh: Nữ danh ca khiến Mr Đàm nể phục, Trấn Thành “đời đời kiếp kiếp dõi theo”
Trong nền âm nhạc Việt Nam, khó có giọng ca nào được nhiều danh xưng như Thái Thanh. Người nghe nhạc thời những năm 60-70 thì gọi bà là “Đệ nhất danh ca”. Người nghe nhạc Phạm Duy gọi bà bằng hình ảnh của “Tiếng khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”.
Sự nghiệp lẫy lừng khiến Lệ Thu phải cúi đầu, học giả nước ngoài ngưỡng mộ
Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh ngày 5/8/1934 tại Hà Nội. Bà là con gái út trong một gia đình giàu truyền thống văn học, nghệ thuật, với ba người chú là nhà thơ Thế Lữ, nhà văn Trúc Khê, nhạc sĩ Phạm Ngọc Cẩn, cùng những người anh chị là nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Phạm Đình Chương, Phạm Văn Chung, Thái Hằng, Hoài Chung.
Chính vì vậy, ngay từ bé, Thái Thanh đã được giáo dục về văn học và âm nhạc một cách quy củ, nề nếp. Theo đó, từ năm 14 tuổi, Thái Thanh đã đi hát trong vùng kháng chiến và được biết đến với ban hợp ca Thăng Long của gia đình. Bà nổi tiếng với những bài tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu và dân ca mới của nhạc sĩ Phạm Duy.
Tiếng hát Thái Thanh từ sớm đã được phát thanh khắp các cùng kháng chiến, nông thôn và thành thị, giúp công chúng được thỏa sức nghe những khúc ca tiếng Việt, chứ không phải nghe nhạc Pháp nữa.
Có thể nói, Thái Thanh là một trong những ngọn cờ đầu giúp khai phá và phát triển nền tân nhạc Việt Nam.
Năm 16 tuổi, Thái Thanh theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây, bà được cố nhạc sĩ huyền thoại Phạm Duy chỉ dạy tận tình về cả kĩ năng ca hát lẫn cảm thụ âm nhạc.
Tại Sài Gòn, Thái Thanh tiếp tục đi hát tại khắp các phòng trà, vũ trường, đại nhạc hội và nổi lên như một ngôi sao sáng nhất trong nền âm nhạc ngày ấy. Nhờ đó, Thái Thanh liên tục được các hãng băng đĩa mời thu âm và đi diễn khắp từ trong ra ngoài nước.
Tên tuổi Thái Thanh tỏa sáng rực rỡ nhất vào thập niên 50 và 60. Ở cái thời mà những danh ca như Khánh Ly, Thanh Tuyền, Lệ Thu mới chập chững đi hát, thì Thái Thanh đã nổi danh khắp bốn phương, khiến mọi người phải kính nể. Danh ca Khánh Ly kể lại:
“Thời mới đi hát, tôi nghe nhiều và cũng học chủ yếu từ những ca sĩ đi trước như ông Ngọc Bảo, bà Thái Thanh. Ngày đó, tôi đi khắp phố phường đều thấy người ta bật Thái Thanh lên nghe.
Đừng nói gì là khán giả, đến chúng tôi còn mê Thái Thanh nữa. Lũ chúng tôi lúc đó còn trẻ lắm, nghịch ngợm chẳng ai bằng. Cô Thái Thanh lại rất thương chúng tôi nên chỉ mắng yêu mà thôi.
Ở phòng trà tôi, giờ của cô Thái Thanh là giờ đỉnh. Cô rất đúng giờ và đến là hát, xong là đi. Ít khi cô ngồi lại trò chuyện. Tụi tôi chỉ đợi có thế để được nghe những bài mình thích.
Thế là không nhường khán giả, tụi tôi mạnh đứa nào nấy hét: “Cô ơi Ngậm rồi Đau rồi C.hết!”. Tức là Ngậm ngùi, Nửa hồn thương đau, Mùa thu c.hết. Đêm nào tụi tôi cũng trù tréo lên như thế, mà khán giả cũng rất là hoan hô.
Hát xong cô khẽ khàng đi xuống tủm tỉm điểm mặt chúng tôi: “Chúng mày quá lắm nhé! Bộ hát cho chúng mày à…”. Cô nói xong lại nhẹ nhàng cười hạnh phúc, cầm cái ví nhỏ bước đi”.
Danh ca Lệ Thu ngày ấy ngạo nghễ và nổi tiếng, sở hữu mức cát xê cao ngất ngưởng, Nhưng vẫn chịu “cúi đầu trước chị Thái Thanh”. Năm 1970, trong một sự kiện Nhật Bản, danh ca Lệ Thu đã trả lời báo chí: “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục”.
Dường như không một ca sĩ nào có biên độ âm nhạc trải dài và rộng như Thái Thanh, khi có thể hát đủ loại nhạc từ nhạc tiền chiến, nhạc kháng chiến, nhạc dân ca, nhạc bán cổ điển tới nhạc tình ca, nhạc xã hội, nhạc tôn giáo… Bà hát dòng nhạc nào cũng thành công rực rỡ và tạo được dấu ấn riêng một cách sâu sắc.
Đặc biệt hơn cả, Thái Thanh đã dùng tiếng hát của mình phát triển và phổ biến âm nhạc ngũ cung của dân tộc, kết hợp nó với âm nhạc Tây phương, tạo nên một màu sắc tân nhạc độc đáo.
Có thể nói, chỉ một mình Thái Thanh cũng đủ ôm trọn bầu trời âm nhạc nước nhà trong thời kỳ đầy biến động, thăng trầm nhất của lịch sử. Nói cách khác, tiếng hát Thái Thanh chính là pho sách về lịch sử, văn hóa Việt Nam và thấu trọn tâm hồn dân tộc.
Chính vì vậy, bà được công chúng trong nước mệnh danh là “Tiếng hát khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Nói như Phạm Duy là:
“Giọng hát Thái thanh, một giọng hát diễm tuyệt: tất cả hạnh phúc và khổ đau của kiếp người bị đày đọa trong chiến tranh và hòa bình, trong vinh quang và khổ nhục, trong hy vọng và tuyệt vọng qua những bản nhạc khóc, cười, nổi, trôi theo mệnh nước”.
Học giả người Canada Georges Etienne Gauthier từng nói về sự đồ sộ trong tiếng hát Thái Thanh như sau:
“Trong vòng hai lăm năm nay ở Việt Nam, nhiều giọng hát đã có thì giờ cất lên rồi tan biến khỏi sân khấu ca nhạc, nhưng giọng hát Thái Thanh thì luôn luôn còn đó, luôn luôn được yêu thích, mến chuộng trong đa số người Việt.
Làm sao giải thích được sự thành công liên tục của người nghệ sĩ trong một thời gian lâu dài như thế? Làm sao giải thích vị trí ưu đãi mà nàng đã chiếm được trong lòng khán giả?
Thực ra, giọng hát Thái Thanh đưa ta trở về với cái đẹp nhất và bền vững nhất nơi mỗi chúng ta, nó đưa ta trở về tuổi ấu thơ, trở về cái điểm tinh khôi và đẹp đẽ vẫn còn nguyên vẹn nơi mỗi chúng ta.
Giọng hát Thái Thanh đưa ta trở về lòng nhân ái, nó đưa ta trở về bản tính con người”.
Sở hữu một sự nghiệp lẫy lừng, danh tiếng tột đỉnh và tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ ca sĩ, khiến đời đời, người người phải kính nể, Thái Thanh rõ ràng là minh chứng lớn nhất để định nghĩa một danh ca.
Đàm Vĩnh Hưng kính nể, Trấn Thành đời đời dõi theo
Trong giai đoạn thập niên 50, 60 đổ về trước, nền tân nhạc được thống trị bởi những giọng ca nam (được gọi là “tài tử”). Bằng thành công rực rỡ của mình, Thái Thanh đã lật ngược thế cờ, giành lại “quyền lực” cho phái nữ trong âm nhạc.
Chỉ một mình danh tiếng, sự nghiệp của Thái Thanh cũng đủ lấn át các giọng ca nam trước đó, để tạo nên cả một tượng đài đồ sộ. Dù là giọng nữ, nhưng Thái Thanh lại được nhiều nhạc sĩ tài hoa như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng… chọn để gửi gắm tâm tư.
Đó là một trong những tiên phong lớn nhất của Thái Thanh, mở đường cho giới nữ ca. Đó là lí do Thái Thanh nhận được sự kính phục của hàng loạt nữ danh ca lớn như Khánh Ly, Lệ Thu, Quỳnh Giao…
Chỉ duy nhất Thái Thanh mới đủ tầm vóc để khiến một ca sĩ kiêu ngạo nhất, nổi tiếng nhất cũng phải nghiêng mình bái phục, chấp nhận đứng sau. Nói như lời Lệ Thu là:
“Chúng tôi không là những giọng hát vượt thời gian được, nếu nói vượt thời gian chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi!”.
Tầm ảnh hưởng của Thái Thanh lớn tới mức, ngay khi bà vừa qua đời, rất nhiều nghệ sĩ nổi danh trong showbiz đã đau buồn tưởng nhớ. Đàm Vĩnh Hưng chua xót:
“Thế là ông trời đã mang giấu đi một đóa hoa đẹp nhất, cao quý nhất trong khu vườn nghệ thuật mà ông đã sắp đặt riêng cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Để nói về người danh ca ấy thì có lẽ phải nói rất lâu và nhiều người nói thì mới đủ”.
Còn Trấn Thành thì thốt lên: “Con cháu kiếp kiếp, đời đời luôn dõi theo hào quang của cụ”.
Danh ca Ý Lan: Mẹ mất hơn 2 năm vẫn giữ tro cốt trong nhà để tưởng nhớ
Ý Lan sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Ông bà ngoại của nữ danh ca là nghệ nhân nổi danh ở Hà Nội.
Mẹ là danh ca Thái Thanh, cha là tài tử Lê Quỳnh nổi tiếng của điện ảnh Sài Gòn thập niên 1950. Tuy mẹ đã qua đời 2 năm nhưng Ý Lan vẫn giữ tro cốt của bà trong nhà để mỗi ngày đều có thể tâm sự được với mẹ.
Danh ca Ý Lan chia sẻ về mẹ quá cố Thái Thanh. (Ảnh: YouTube MC Nguyên Khang)
Xuất hiện trong chương trình The Khang Show của MC Nguyên Khang, Ý Lan đã có những chia sẻ đầy xúc động và đầy tự hào về người mẹ Thái Thanh của mình. Vốn dĩ từ nhỏ mẹ không cho chị em Ý Lan theo con đường nghệ thuật. Bởi định kiến của người xưa còn quá nặng, cố danh ca Thái Thanh sợ các con bị nói là “xướng ca vô loài”.
Thậm chí khi Ý Lan ngỏ lời hỏi mẹ nhờ chỉnh sửa giọng hát, bà cũng từ chối với lý do không muốn áp đặt con gái vào khuôn khổ của bản thân, con sẽ không phát triển. Nữ danh ca tưởng chừng cái bóng nổi tiếng của mẹ quá lớn sẽ không vượt qua được. Trái lại, nhờ có mẹ nổi tiếng đã mở cho Ý Lan chân trời mới, đạt được thành công trong sự nghiệp.
Từ nhỏ mẹ không cho chị em Ý Lan theo con đường nghệ thuật. (Ảnh: YouTube MC Nguyên Khang)
Danh ca Thái Thanh sợ các con bị người đời cười chê khi thành ca sĩ. (Ảnh: YouTube MC Nguyên Khang)
Mẹ từng từng chối dạy hát cho nữ danh ca vì sợ ép con vào khuôn khổ. (Ảnh: YouTube MC Nguyên Khang)
Danh ca Thái Thanh cùng hai cô con gái của mình. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Danh ca Ý Lan chăm sóc mẹ ở những năm tháng cuối đời. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Danh ca Thái Thanh vui vẻ bên các con. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Tình cảm mẹ con Ý Lan khó chia cắt nên đến khi lấy chồng, nữ danh ca vẫn bắt chồng chở về nhà ngủ với mẹ. Cô chia sẻ: “Hơn nửa năm trời sang ngủ chung với mẹ, mẹ nói với Ý Lan rằng con ơi thế là đủ rồi. Mẹ biết con không muốn xa mẹ và mẹ cũng nhớ con. Nhưng bây giờ con phải học và sống cho đúng với bổn phận làm vợ, làm con dâu bên chồng”.
Những ngày tháng cuối đời của cố danh ca Thái Thanh cũng do một tay Ý Lan chăm sóc và nuôi dưỡng. Tình cảm mẹ con quá gắn bó nên khi mẹ ra đi, Ý Lan đã không chịu được cú sốc về tinh thần. Bản thân như mất đi một phần lớn trong cuộc đời vì thế nữ danh ca đem tro cốt của mẹ về nhà để tâm sự hằng ngày và thỏa được di nguyện của cố danh ca Thái Thanh.
Chị em Ý Lan đau buồn trong tang lễ của mẹ. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Dù hơn 2 năm mẹ mất, nữ danh ca vẫn giữ tro cốt của mẹ trong nhà. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Tình cảm của cô dành cho mẹ không thể nào cân đo đong đếm. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Mất đi người mẹ yêu quý là cú sốc lớn nhất trong cuộc đời danh ca Ý Lan. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Ở tuổi 66, nữ danh ca vẫn giữ được nhan sắc xinh đẹp. (Ảnh: FB Tiếng hát Ý Lan)
Danh ca Ý Lan may mắn khi sinh ra trong gia đình có ba mẹ đều là người nổi tiếng. Cô thừa nhận bản thân được ba mẹ trải sẵn thảm đỏ cho con đường nghệ thuật. Khi trình làng trước công chúng, Ý Lan đã nhanh chóng nổi tiếng và nhận được nhiều sự ủng hộ. Đến nay cô tập trung vào chăm sóc gia đình, ít tham gia các hoạt động showbiz.