Thanh niên 35 tuổi тử voɴԍ vì axit uric cao tới 810, thức uống “vạn người mê” này là nguyên nhân
Một nam thanh niên 35 tuổi (Trung Quốc) thường không uống rượu bia, khi đi khám sức khỏe thì thấy axit uric cao, bác sĩ dặn phải chú ý đến chế độ ăn uống và uống nhiều nước hơn.
Tuy nhiên, 1 ngày khi đang làm việc bình thường thì anh xuất hiện cơn đau dữ dội, mọi người vội đưa đi viện cấp cứu.
Sau khi thăm khám, chỉ số axit uric cao tới 810. Sau khi hỏi han, bác sĩ được biết lý do là anh đã uống nước trái cây hằng ngày thay cho nước lọc để giảm nồng độ axit uric. Bác sĩ nghe xong thở dài: “Điều này là hết sức sai lầm”. Sau đó, bệnh nhân đã phát triển thành suy thận và không qua khỏi.
Thông thường, hàm lượng purin trong nước trái cây tương đối thấp, nhưng nó không phù hợp với người có axit uric cao vì có chứa đường fructose, trực tiếp tạo ra axit uric sau khi chuyển hóa và phân hủy trong cơ thể…. Vì vậy, uống nước trái cây thay nước lọc hằng ngày là 1 sai lầm lớn.
Sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin là axit uric, chủ yếu được đào thải qua thận, phần còn lại được đào thải qua đường ruột, axit uric do cơ thể con người sản xuất và đào thải hằng ngày ở trạng thái cân bằng để duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi axit uric trong cơ thể dần tăng cao và thận không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường thì nồng độ axit uric sẽ tăng lên và được tích trữ ở thận, từ từ lắng đọng thành các tinh thể và tạo sỏi, có thể gây đau quặn thận, đái ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu và tắc nghẽn đường tiết niệu.
Khi axit uric trong cơ thể tiếp tục tăng cao sẽ làm rối loạn chức năng của thận, khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến bệnh thận, nguy cơ suy thận, cuối cùng là nhiễm độc niệu nặng.
4 “tín hiệu” cho thấy nồng độ axit uric của cơ thể tăng cao
Cực kỳ mệt mỏi và khát
Sau khi thận bị tổn thương, lượng oxy do thận vận chuyển qua các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị giảm đi rất nhiều, dẫn đến tình trạng suy kiệt, không thể thuyên giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi và thường xuyên khát nước, buồn nôn.
Toàn thân sưng phù bất thường
Cơ quan tiêu hóa chỉ hấp thụ lượng nước cần thiết cho cơ thể con người, phần lớn lượng nước còn lại sẽ đào thải ra nước tiểu, khi axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn sẽ gây hại cho chức năng của thận, và cũng sẽ làm tắc nghẽn các cầu thận, từ đó hình thành các tinh thể có hại, các chất không thể đào thải ra ngoài bình thường sẽ gây ra tình trạng phù nề cho cơ thể.
Nước tiểu bất thường
Sau khi thận bị tổn thương thì nước tiểu cũng sẽ thay đổi, nước tiểu có màu như nước chè đặc hoặc nước tiểu có đạm. Đây là tín hiệu của việc thận đã bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Đau thắt lưng thường xuyên
Thận nằm ở hai bên thắt lưng, nếu mắc bệnh thận người bệnh có khả năng bị đau thắt lưng thường xuyên và uống thuốc bình thường không thuyên giảm, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn.
(arttimes)