Thẻ xanh Mỹ và những điều không phải ai cũng biết

Thẻ xanh Mỹ có thể được dùng để tái nhập cảnh vào quốc gia này sau khi ở nước ngoài dưới 1 năm. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc thường trú nhân Hoa Kỳ có thể duy trì quy chế thường trú bằng cách xem Mỹ như một nơi để đi về với tần suất cao.

Mỗi năm quay về Mỹ chỉ một lần có thể dẫn đến việc nhân viên Cơ quan Kiểm Soát Biên Giới đặt vấn đề về quy chế thường trú nhân và có nguy cơ bị lấy lại thẻ xanh. Lấy được thẻ xanh Mỹ vốn không dễ dàng, vì thế làm thế nào để giữ được nó là một vấn đề rất đáng quan tâm

Mỗi năm về Mỹ một lần có được không?

Có một trường hợp như sau: Một thường trú nhân ở Việt Nam khoảng 11 tháng trong một năm và trở về Hoa Kỳ sống một tháng mỗi năm. Sau cùng, cơ quan Kiểm Soát Biên Giới và Thuế Quan quyết định rằng nơi sống thực sự của người này là ở Việt Nam và bà không còn được hưởng quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ.

Thẻ xanh Mỹ và những điều không phải ai cũng biết - ảnh 1

Thẻ xanh Mỹ có thể được dùng để tái nhập cảnh vào quốc gia này sau khi ở nước ngoài dưới  1 năm.

Chỉ trở về Mỹ một lần mỗi năm không thể giữ giá trị của tấm Thẻ Xanh. Thẻ Xanh không phải là cây đũa thần cho phép thường trú nhân muốn ra-vào Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Sở di trú Mỹ có thể quyết định rằng quy chế thường trú nhân đã bị từ bỏ hay không mặc dù người có Thẻ Xanh đã trở về Hoa Kỳ mỗi năm.

Nếu thường xuyên vắng mặt ở Mỹ quá lâu, và nếu ở Việt Nam có những ràng buộc về gia đình, làm chủ tài sản và những việc làm ăn, thì đây có thể là vấn đề rắc rối. Không chịu khai thuế lợi tức hoặc khai thuế như là một người không thường trú tại Hoa Kỳ cũng sẽ là những yếu tố xấu. Đối với Thường Trú Nhân tại Mỹ, việc du lịch phải ngắn hạn.Trong mọi trường hợp, việc xuất ngoại nhất định phải ngắn hạn nếu thường trú nhân muốn giữ thẻ Xanh Mỹ của mình. . Để chứng minh thời gian ở ngoài Hoa Kỳ được xem là ngắn hạn, tạm thời, chuyến du lịch của quý vị phải có ngày trở lại chắc chắn, hoặc chứng minh việc xuất ngoại để giải quyết một vấn đề nào đó trong thời gian ngắn.

Thường trú nhân tại Mỹ cần cẩn trọng trước các chuyến du lịch dài hạn, nếu không muốn Thẻ Xanh Mỹ của họ bị thu hồi. Thẻ Xanh Mỹ và giấy Phép Tái Nhập Cảnh không đương nhiên bảo đảm rằng một người sẽ được tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Quyết định này tùy thuộc vào những dữ kiện của sự việc, bao gồm những việc trong những chuyến xuất ngoại trước và lý do nào đã kéo dài chuyến xuất ngoại của mình. Những người có thẻ xanh đang nghĩ đến những chuyến xuất ngoại lâu dài và thường xuyên nên được cố vấn kỹ lưỡng trước chuyến đi. Những chuyến đi dài và thường xuyên cần có kế hoạch kỹ lưỡng và hiểu rõ những nguy cơ và những dự phòng có thể xảy ra.

Thẻ xanh Mỹ và những điều không phải ai cũng biết - ảnh 2

Thẻ Xanh Mỹ và giấy Phép Tái Nhập Cảnh không đương nhiên bảo đảm rằng một người sẽ được tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

Đề nghị này không mới. Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ đầu của mình đã đưa ra ý tưởng tương tự; ông Mitt Romney – ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012 – cũng đề nghị như vậy. Đi xa hơn, Thượng nghị sĩ Jeff Flake, đảng Cộng hòa bang Arizona, đã thảo ra một dự luật gọi là Staple Act để luật hóa ý tưởng đó.

Tuy vậy, dự luật Staple Act chưa bao giờ được Quốc hội Mỹ xem xét và phê chuẩn, dù các nhà lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon luôn vận động và thúc giục, coi đó là cách thức duy nhất để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao ở trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới này.

Một số chính trị gia hàng đầu như bà Clinton, ông Obama thì cho rằng, rất phi lý là nước Mỹ đầu tư nhiều tài lực và trí lực để đào tạo các nhân tài thông minh nhất thế giới chỉ để gửi trả họ về Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác – những nơi mà họ sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng đã học ở Mỹ để lập ra các doanh nghiệp cạnh tranh trực diện với các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, những người phản đối đề nghị này lo lắng, nếu đề nghị của bà Clinton được áp dụng, các trường đại học Mỹ sẽ biến thành “nhà máy sản xuất thẻ xanh”, chỉ ưu tiên tuyển sinh viên nước ngoài, gạt bỏ sinh viên nội địa, kéo giảm lương bổng và không khuyến khích sinh viên gốc Mỹ theo học các ngành STEM. Đây cũng là quan điểm đang được ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump ra sức cổ xúy.

Có một thực tế rằng những năm gần đây, khó khăn kinh tế và ngân sách đã khiến Chính phủ Mỹ cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho các trường đại học. Và để bù lại, các trường phải dựa ngày càng nhiều vào sinh viên nước ngoài vốn trả học phí cao hơn nhiều lần so với sinh viên Mỹ. Hiện có hơn 1 triệu sinh viên nước ngoài đang theo học các trường đại học Mỹ, và con số này tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm; sinh viên nước ngoài hiện chiếm tới 5% tổng số sinh viên đại học Mỹ, đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Vì thế, không phải là vô lý khi có người lo ngại rằng, sức hấp dẫn của “thẻ xanh” sẽ khiến cán cân tuyển sinh đại học nghiêng mạnh về phía sinh viên nước ngoài, gây bất lợi cho sinh viên Mỹ.

Thẻ xanh Mỹ và những điều không phải ai cũng biết - ảnh 3

Vì thế, không phải là vô lý khi có người lo ngại rằng, sức hấp dẫn của “thẻ xanh” sẽ khiến cán cân tuyển sinh đại học nghiêng mạnh về phía sinh viên nước ngoài, gây bất lợi cho sinh viên Mỹ.

“Du học Mỹ được thẻ xanh”? Nói dễ, làm khó!

Với quan điểm phản đối người nhập cư, ông Donald Trump còn nhiều lần than phiền rằng, lương bổng của các sinh viên tốt nghiệp cao học ngành STEM bị đình trệ vì cung đã vượt cầu và hơn một nửa số thanh niên có bằng cấp về STEM không tìm được việc làm đúng ngành nghề.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Cục Dân số Mỹ (US Census Bureau) và Quỹ Khoa học quốc gia (National Science Foundation) lại đưa ra kết quả ngược lại: chỉ có 5% sinh viên tốt nghiệp ngành STEM tự nguyện làm việc ngoài ngành nghề chuyên môn, lương bổng của người có bằng cấp về STEM tăng nhanh hơn và thu nhập bình quân suốt đời của một cử nhân ngành STEM cao hơn nhiều so với cử nhân các ngành nghề khác: 87.570 đô la Mỹ/năm so với 45.700 đô la Mỹ.

Một thực tế không thể phủ nhận mà các nghiên cứu này chỉ ra là sinh viên nước ngoài, nếu được định cư tại Mỹ sau khi tốt nghiệp, sẽ mang lại tác động tích cực về việc làm và thu nhập cho chính người Mỹ bản địa. Các sinh viên này sẽ góp phần phát triển kinh tế thông qua tiêu dùng, kích thích đầu tư, chưa kể rằng nhiều người trong số họ sẽ khởi nghiệp, lập doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm cho người địa phương.

Thẻ xanh Mỹ và những điều không phải ai cũng biết - ảnh 4

Đề nghị cấp “thẻ xanh” cho sinh viên nước ngoài  đưa ra là một chính sách đúng, một thủ thuật chính trị khôn ngoan để lấy phiếu cử tri là người nhập cư.

Bất chấp lập luận của ông Trump, các tập đoàn công nghệ của Mỹ hiện vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực trình độ cao. Và khi nền kinh tế ngày càng “số hóa” thì sự phụ thuộc vào nhân lực có trình độ cao về STEM, nhất là những người thông thạo những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, cũng tăng lên theo.

Số sinh viên Mỹ bản địa đăng ký theo học các ngành STEM chỉ tăng trưởng mỗi năm chưa tới 1% và theo tính toán của hãng tin Bloomberg, đến năm 2018, cho dù tất cả sinh viên Mỹ học ngành STEM ra trường đều tìm được việc làm đúng ngành nghề thì nền kinh tế vẫn có hơn 250.000 chỗ làm liên quan tới STEM bị bỏ trống vì không có người Mỹ đủ tiêu chuẩn.

Đề nghị cấp “thẻ xanh” cho sinh viên nước ngoài  đưa ra là một chính sách đúng, một thủ thuật chính trị khôn ngoan để lấy phiếu cử tri là người nhập cư. Nhưng chính sách nào cũng có mặt trái. Theo nhiều ý kiến, việc cấp thẻ xanh kèm bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ cho sinh viên nước ngoài tại Mỹ không nên được thực hiện “tự động” mà phải kèm theo những điều kiện nhất định, theo một “hạn mức” nhất định để phòng ngừa những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra.

Những điều kiện, hạn mức đó là gì thì có lẽ phải chờ bà Clinton đưa ra chi tiết sau khi bà chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới.