Thực trạng báo động của lao động nước ngoài tại Nhật Bản: 100 người th.iệt m.ạng trong 10 năm, 2500 người bị thư.ơng mỗi năm!
Các vụ t.ai n.ạn lao động đã gi.ết ch.ết 125 người nước ngoài tại Nhật Bản trong 10 năm, tính đến năm 2017 và làm bị thư.ơng khoảng 2500 người mỗi năm, theo số liệu từ Bộ Lao động.
Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, với việc công nhân rơi xuống từ độ cao chết người trên các công trình xây dựng đang thi công, bị mắc kẹt trong các máy móc sản xuất hay là bị xe đâm.
Những công việc “3 chữ K”
Người Nhật luôn xem các công việc trong các lĩnh vực lao động chân tay này là các công việc “3 chữ K”: kitanai, kitsui và kiken – bẩn, khó khăn và nguy hiểm. Với tỉ lệ sinh tự nhiên ngày càng giảm, cũng như thực trạng thiếu hụt lao động ngày càng trở nên tồi tệ hơn, các vị trí công việc mệt nhọc này chỉ có thể được lấp đầy bởi những người lao động nước ngoài – những người ít kinh nghiệm làm việc trí óc và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro để có thể trang trải cuộc sống.
Bộ Lao động Nhật Bản cho biết sẽ giám sát và nhắc nhở các công ty về trách nhiệm của họ nhằm đảm bảo các biện pháp bảo hộ lao động tiêu chuẩn sẽ được áp dụng cho tất cả các nhân viên, cũng như cố gắng hơn nữa để giúp những lao động nước ngoài – những người không có đủ trình độ tiếng Nhật hiểu hết về các quy định về an toàn lao động, nhận được sự theo dõi đặc biệt đối với tình trạng sức khỏe của mình.
Bộ Y tế cũng có kế hoạch tạo ra các văn bản hướng dẫn an toàn lao động bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, phía luật sư bảo vệ quyền lợi của những người lao động nước ngoài nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa, điển hình như người thân của những người chết hoặc những lao động bị thương nặng cần được cung cấp các thông tin cần thiết để có thể tiếp cận được những khoản bồi thường lao động mà họ được nhận.
Người lao động nước ngoài đang bị vắt kiệt
Một trong những mối quan ngại lớn khác đó chính là Chương trình Thực tập Kỹ thuật, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và được chính phủ mô tả như là một kế hoạch đào tạo giúp các công dân từ các nước đang phát triển học được các kỹ năng lao động mới tại Nhật, sau đó sẽ về nước và chuyển giao lại các kĩ năng này cho nền sản xuất nước nhà.
Tuy nhiên, chương trình này đã bị chỉ trích một cách dữ dội, bởi vì các nhà tuyển dụng đã lợi dụng kế hoạch này để có thể tiếp cận được với nguồn lao động rẻ và tay nghề chưa cao. Đã có nhiều vụ việc lùm xùm về các doanh nghiệp bóc lột người lao động bằng cách trả ít hơn mức lương tối thiểu bắt buộc theo quy định pháp luật, bắt họ làm việc thêm giờ không lương, cung cấp cho nhân viên chỗ ở không đạt tiêu chuẩn và các điều kiện lao động nghèo nàn khác.
Những con số đáng buồn
Thống kê của Bộ Lao động cho biết đã có tới 22 học viên nước ngoài chết trong các vụ tai nạn lao động trong 2 năm 2014 – 2016, trong đó có một công dân Philippines đã chết vì “karoshi” – làm việc quá sức. Con số này tương tương với khoảng 3,7 người thiệt mạng/ 100.000 lao động, gấp đôi tỉ lệ của các học viên người Nhật.
Ngoài ra, điều kiện làm việc tại một số doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo này của chính phủ quá tệ hại, dẫn đến việc nhiều thực tập sinh đã bỏ trốn và bắt đầu làm việc bất hợp pháp ở bên ngoài.
“Ước tính có khoảng 65.500 người lao động nước ngoài đã bị quá hạn thị thực và đang làm việc một cách bất hợp pháp tại Nhật Bản hiện tại, chủ yếu đến từ 3 nước châu Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan”.
Cuộc sống của người lao động nước ngoài tại Nhật: đâu phải màu hồng
Vào đầu tháng 11, 5 thực tập sinh nước ngoài đã xuất hiện và lần đầu tiên được lên tiếng trong một phiên họp Quốc hội Nhật Bản, chia sẻ về những kí ức kinh hoàng của họ về cuộc sống tại Nhật Bản, về mức lương thấp, tình trạng đãi ngộ nghèo nàn và cả những tai nạn và vết thương mà họ phải chịu đựng.
Một thực tập sinh Việt Nam xuất hiện với đôi bàn tay bị thương đến biến dạng của mình trong phiên họp Quốc hội. Một thực tập sinh Việt Nam xuất hiện với đôi bàn tay bị thương đến biến dạng của mình trong phiên họp Quốc hội.
Một phụ nữ Trung Quốc làm việc tại một nhà máy may ở tỉnh Gifu chia sẻ rằng cô chỉ được trả ¥300 cho 1 giờ lao động, ít hơn 1 nửa so với mức lương tối thiểu theo pháp luật và bị ép phải làm việc từ 8 giờ sáng đến nửa đêm. Một người khác chia sẻ rằng cô thậm chí đã cố gắng tự tử bằng cách nhảy từ mái nhà của công ty chế biến giấy nơi mình đang làm việc ở Shizuoka sau khi bản thân bị bắt nạt và quấy rối nhiều lần.
Nguồn: scmp/sugoi