‘Tiền nhiều để làm gì’ khi không hạnh phúc?
Ngày ấy, tiền bạc với họ là phương tiện, công cụ để chuyển hóa thành tổ ấm hạnh phúc mang bóng dáng của những đứa con. Thế nhưng, tổ ấm ấy bây giờ đâu còn ấm dù cho họ có rất nhiều tiền?
Đã một thời, Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo là cặp đôi đẹp trong mắt bao người vì lấy nhau từ thuở hàn vi, đồng cam cộng khổ để làm nên một tên tuổi lớn là cà phê Trung Nguyên. Nhưng giờ đây, ly cà phê của họ không chỉ có vị đắng mà còn có vị đời. Câu chuyện pháp đình trở nên phức tạp khi cả hai không cùng nhìn về một phía. Họ đưa nhau ra tòa, tran.h giành nhau từng phần tài sản!
“70/30” không đơn thuần là một con số mà còn là tỉ lệ tình cảm nghịch chiều. Yêu thương càng đằm sâu thì lòng thù hậ.n, sự toan tính càng nhiều. Đây là điều mà hơn 20 năm về trước, chắc hẳn vợ chồng Nguyên Vũ và Diệp Thảo không bao giờ nghĩ tới. Bởi lẽ, ngày ấy, hạnh phúc thuần khiết chỉ là cùng nhau xây dựng và vun đắp. Tiền bạc với họ là phương tiện, công cụ để chuyển hóa thành tổ ấm mang bóng dáng của những đứa con. Thế nhưng, tổ ấm ấy đâu còn ấm dù cho họ có rất nhiều tiền.
Vợ chồng thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng chỉ là một trong vô vàn những cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa khi từ tay không đến lúc có tất cả. Cái nghĩa cái tình vợ chồng bị nhàu ná.t bởi những lần đưa lên hạ xuống, bởi số tài sản và quyền lợi trách nhiệm nuôi con. Hẳn đó là lý do mà “nhà giàu cũng khóc”!
Người nghèo khóc có lẽ dễ nhận diện hơn vì nó trói chặt con người trong sự túng bấn và bức bách. Nếu có ly hôn thì ai nhận nuôi con thiên về người có nhu cầu và thu nhập khá hơn. Còn tài sản chẳng phải dài dòng kê khai hay không tiện công bố. Có người còn chia nhau số n.ợ mà trước đó đã cùng vay.
Họ đã từng là cặp đôi rất đẹp và hạnh phúc. Ảnh Internet.
Khi nghèo khó, vợ chồng nào cũng chỉ mong muốn có một ít tiền. Hạnh phúc giản đơn chỉ là mong cho vợ con có chỗ chui vào chui ra không mưa nắng, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Khi đạt được rồi, trong chúng ta lại có mục đích cao hơn. Sẽ phải là nhà lầu xe hơi, ăn phải ngon, mặc phải đẹp. Đích đến rồi cũng đạt được nhưng những bữa cơm gia đình ngày càng ít đi, sự thăm hỏi quan tâm nhau ngày một hiếm. Phải chăng, hạnh phúc là một sự đá.nh đổi?
Giữa những chặng đường hôn nhân: 5 năm, 10 năm hay nhiều hơn thế nữa, có bao giờ chúng ta tự hỏi “hạnh phúc là gì?”, nó có thật sự xa xôi để m.ất cả thanh xuân kiếm tìm hay chỉ hiện hữu quanh đây. Là tiếng cười reo của con khi bố mẹ đi làm về, là mâm cơm mà cả nhà cùng nhặt rau, chấm chung chén nước mắm. Là chở nhau đi qua những con đường in dấu những lần đẩy bộ vì hết xăng hay cho con dừng lại bên đường ăn ly chè nóng…
Trong kinh doanh, sự thương thảo đưa lại những món lời. Nhưng trong hôn nhân, đó là sự th.ất bại vì những giá trị đạo – nghĩa bị đạ.p đổ. Song điều đáng bận lòng nhất là sự đổ vỡ của niềm tin trong mắt con cái. Có thể ngày hôm nay con còn nhỏ, theo mẹ theo cha chỉ mang tính cảm tính nhưng một thời điểm nào đó trong cuộc đời, quyết định của cha mẹ có nhận được sự cảm thông, đồng cảm khi trong chúng ít nhiều có sự o.án trách?
Hạnh phúc gia đình chưa hẳn là sự ràng buộc mang tính pháp lý bởi tờ hôn thú. Không hợp nhau vẫn có thể chia tay. Nhưng chia tay để vẫn còn có thể nhìn nhau hay trong lòng đầy oán hận vẫn là sự lựa chọn của người trong cuộc. Nhưng một khi tình đã hết, nghĩa đã phai, tiền bạc có phải là tất cả để đôi co, thù hận?
Vậy mà giờ đây họ đưa nhau ra tòa, tranh giành nhau từng % tài sản. Ảnh Internet.
“Tiền nhiều để làm gì?”, Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói gay gắt khi nhìn về phía vợ. Một người tay không làm nên chuyện lớn như ông đã quá hiểu giá trị của đồng tiền. Nhưng “để làm gì” thì chỉ có vợ chồng Vũ – Thảo mới hiểu vì không ai chịu thua ai. Sự gắn kết gia đình chỉ là thứ yếu khi tiền và quyền được đưa ra tính toán bằng những con số rõ ràng, cụ thể. Vì lúc này, tiền bạc không hàn gắn được những rạn nứt của hôn nhân nhưng nó có vai trò làm tăng vị trí thương lượng cho nguyên đơn lẫn bị đơn trong một phiên tòa.
Tình yêu và tiền bạc là câu chuyện không bao giờ có cái kết. Tiền không thể mua được hạnh phúc, nhưng muốn hạnh phúc chắc chắn không thể thiếu tiền. Đã qua rồi cái thời “một mái nhà tran.h hai trái tim vàng” vì cuộc sống là gạo cơm chứ không thể nghe những câu nói êm tai mà sống sót qua ngày. Nhưng có bao nhiêu tiền mới đủ, hạnh phúc như thế nào là viên mãn, thứ làm nên sự dung hòa giữa tiền và tình là phụ thuộc bởi ai? Nó là tha.m sân si chiếm trọn tâm trí con người để ai cũng tự cho mình là đúng.
Chúng ta không có quyền phán xét ai đúng ai sai trong đời sống riêng tư của họ, càng không đủ tư cách gì chê ai d.ại ai khôn. Chúng ta chỉ có quyền tiếc nuối khi những con người có trí tuệ mẫn tiệp và trái tim mẫn cảm đang tran.h cãi nảy lửa và nhìn nhau với ánh mắt thù địch nghi ngờ. Dù sao cũng đã một thời đầu kề tay ấp, nhưng một khi nước đã tràn ly, họ còn lại gì trong mắt của nhau khi cánh cửa quan tòa khép lại? Thôi thì hoan hỉ với căn cơ, duyên nghiệp. Còn duyên tự khắc sẽ đến, hết duyên có muốn cũng không thành. Chuyện đời, chuyện người bao giờ mới hết, hết chăng là chuyện mình – nếu vợ chồng không biết chăm bón, giữ gìn.
Minh Đức/emdep.vn