Tốt nghiệp Thạc sĩ tại Mỹ: Về nước lương tháng chưa tới 3 triệu đồng, bỏ nghề chạy xe ôm kiếm sống
Từng là người được chọn cho suất học bổng danh giá hệ thạc sĩ ở một trường Đại học có tiếng tại Mỹ, anh Thái muốn về lại Việt Nam cống hiến nhưng lương không đủ sống, phải bươn chải bằng nghề lái xe ôm.
Du học tại xứ sở cờ hoa từ lâu đã là mộng ước của nhiều bạn trẻ nhưng trên thực tế, không phải cứ du học trở về là sẽ được trọng dụng và có một công việc như ý. Trường hợp của anh Phạm Quốc Thái từng gây bão mạng xã hội chính là một trong những ví dụ điển hình.
Thông tin từ Thanh Niên, anh Thái chính là một trong 6 người được lựa chọn cấp học bổng du học tại trường đại học Arizona (Mỹ) trong vòng 1 năm. Không chỉ du học, hệ đạo tạo mà anh theo học thuộc học vị Thạc sĩ chuyên ngành xây dựng tại đây. Học vị cao và dư thừa tài năng là thế nhưng sau khi tốt nghiệp anh lại nhận lại một kết quả chính anh cũng không thể ngờ tới.
Khác với nhiều người, sau khi tốt nghiệp anh kỹ sư tài năng này quyết định về nước để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng về lại Việt Nam, anh được phân bổ một công việc khác xa với chuyên ngành được đào tạo, anh chàng kém may mắn này còn phải nhận một mức lương ít ỏi chỉ… 2,8 triệu đồng.
Với số tiền đó không thể nào đủ để anh trang trải cuộc sống tại Sài Gòn, gánh nặng cơm áo gạo tiền bắt đầu xuất hiện và ngày càng nặng nề khiến anh phải “ôm bằng Thạc sĩ” đi xin chạy xe ôm công nghệ. Chia sẻ với Thanh Niên anh Thái nói: “Tôi chấp nhận làm nhà nước lương thấp nhưng nghĩ một chương trình hợp tác bài bản như vậy nên ít ra lương cũng phải được 10 triệu đồng/tháng để bảo đảm cuộc sống, nhưng không ngờ mức lương thấp như vậy và họ trả không đúng với quy định nhà nước nữa.”
Ở đây tạm thời không bàn đến việc kiếm sống bằng nghề gì nhưng nghĩ tới việc một con người tài năng bị chôn vùi bởi những điều chưa thỏa đáng trong khâu sắp xếp nhân lực thì lại là một điều vô cùng đáng tiếc. Không riêng gì Việt Nam, ở nước ngoài cũng có nhiều trường hợp sở hữu học vị cao cấp nhưng lại chọn theo “nghiệp xe ôm” để kiếm sống. Cụ thể, một anh chàng đang hành nghề shipper tại Malaysia, khi đối diện với những bình luận chế giễu học vị của mình trên mạng xã hội, chàng trai này bất ngờ “show nhẹ” vài chiếc bằng cử nhân.
Được biết, một trong hai tấm bằng anh dùng để “phản dame” là bằng cử nhân Kỹ thuật bảo dưỡng máy bay tại Học viện Công nghệ hàng không, thuộc Đại học Kuala Lumpur, Malaysia. Đây là ngành học “danh giá” tại Quốc gia này. Thế mới nói, đừng nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài đặc biệt là qua công việc của họ.