Trầm T.ử Thiêng: “kẻ viết Sử bằng âm nhạc”, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm

Trầm T.ử Thiêng được biết đến là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng bật nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Các sáng tác của cố nhạc sĩ thường gắn liền với thời cuộc của đất nước và từ chính cuộc đời trầm lặng của ông.

Nhiều ca khúc của ông đã trở nên bất hủ như: Bài tình ca mùa đông, Kinh khổ, Bài hương ca vô tận, Đêm nhớ về Sài Gòn, Đưa Em Vào Hạ, Lời Của Mẹ, Trộm Nhìn Nhau…

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 1

Trong đó, ca khúc Kinh Khổ được xem là bài hát đặc biệt, gắn liền với danh tiếng của Trầm T.ử Thiêng. Cụ thể, bài hát này được nhạc sĩ viết chủ yếu bằng 4 nốt nhạc là Rê, Fa, Sol, La (nếu không kể nốt Do xuất hiện 1 lần ở cuối bài hát). Cũng vì vậy mà nhịp bài hát đều đều – giống như một lời kinh cầu, lời cầu nguyện cho quê hương bị tan hoang vì lửa binh.

Là một nhạc sĩ tài hoa, có số lượng sáng tác khá đồ sộ khoảng trên dưới 200 ca khúc, tuy nhiên cố nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng là một người khá khiêm tốn, kín tiếng về đời tư và thích sống lặng lẽ.

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 2

Nhà thơ Du T.ử Lê từng nhận định về người nhạc sĩ tài hoa này: “Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt, khiêm tốn nhất trong mọi xuất hiện, thì có lẽ, đó là nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng.”

Trầm T.ử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 ( trên giấy tờ ghi sinh năm 1940) tại Quảng Nam. Với niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ, khi lên 10 t.uổi ông đã bắt đầu đi ca hát tại các thôn quê (khoảng giai đoạn từ năm 1945 đến 1949).

Sau một thời gian, Trầm T.ử Thiêng chuyển vào Sài Gòn sinh sống và học trung học tại đây. Năm 1958, ông tốt nghiệp trường Sư phạm và trở thành một thầy giáo.

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 3

Đến năm 1966, Trầm T.ử Thiêng gia nhập Cục Tâm lý chiến của Bộ tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong khoảng thời gian này, ông sáng tác một số ca khúc viết về người lính như: Quân trường vang tiếng gọi, Đêm di hành, Mưa trên poncho.

Tết mậu thân 1968, ông viết ca khúc “Chuyện một chiếc cầu gãy” khi cầu Trường Tiền bị giật sập trên sông Hương, bài hát này được rất nhiều khán giả chú ý. Năm 1970, sau sự kiện về một trận bão đã tàn phá miền Nam, ông sáng tác nên ca khúc ” Tôn Nữ còn buồn”.

Cũng trong thời gian này, Trầm T.ử Thiêng gia nhập Phong trào Du ca Việt Nam do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Ban Trầm Ca thành lập tại miền Nam Việt Nam. Được biết, đây là một đoàn thể hoạt động về văn hóa lẫn văn nghệ phục vụ cộng đồng. Với tôn chỉ “Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văи nghệ dân tộc một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một quê hương tươi sáng”.

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 4

Từ năm 1970 trở đi, Trầm T.ử Thiêng làm việc cho chương trình “Phát Thanh Học Đường” chung với các nghệ sĩ khác như: Lê Thương, Vĩnh Bảo, Hùng Lân, Đắc Đăng, Xuân Hạp, Tống Ngọc Hạp,…

Giai đoạn này ông sáng tác chủ yếu các bài nhạc thiếu nhi về đề tài lịch sử, văn hóa xã hội để giáo dục cho học sinh tiểu học toàn quốc. Công việc này kéo dài đến năm 1975 thì dừng hẳn.

Sau sự kiện vào tháng 4 năm 1975, Trầm T.ử Thiêng vượt biên nhiều lần nhưng không thành, ông bị đi “cải tạo” một thời gian.

Mãi đến năm 1985, ông được ca sĩ Thanh Thúy bảo lãnh sang hải ngoại. Ông định cư tại “Little Saigon”, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tại hải ngoại, Trầm T.ử Thiêng làm cố vấn cho ban chấp hành Hội ký giả Việt Nam hải ngoại 2 nhiệm kỳ từ năm 1996 – 2000..

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 5

Trầm T.ử Thiêng cũng tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình khi cộng tác với Trung tâm Mây và Trung tâm Asia. Tại đây, ông cùng nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác ra nhiều nhạc phẩm cho thể loại đồng ca như: Bước chân Việt Nam, Việt Nam niềm nhớ, Một ngày Việt Nam, Cám ơn anh…

Đặc biệt, vào năm 1987, ông sáng tác ca khúc ” Đêm nhớ về Sài Gòn”; ca khúc này dường như nói về cuộc đời và mối tình khắc cốt ghi tâm của ông. Nhà thơ Du T.ử Lê từng chia sẻ: “Khi ông ấy nhớ lại một cuộc tình, hơi bi thảm, và tôi cho rằng vì cuộc tình ấy mà gần như cả cuộc đời ông ấy không có gia đình. Cái bài tiêu biểu cho cuộc tình bi thảm và thủy chung của nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng, đó là ‘Đêm Nhớ Về Sài Gòn”.

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 6

Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Trầm T.ử Thiêng đã trút hơi thở cuối cùng tại Trung tâm y tế Anaheim Tây. Sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc nuối khôn nguôi cho người thân, đồng nghiệp cùng đông đảo người hâm mộ.

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng từng nói rằng ông chủ yếu viết về tình yêu, thân phận, có xuất phát từ cuộc sống tình cảm riêng tư vì đã trải qua quá nhiều thăng trầm.

Cố nhạc sĩ nhạc sĩ Anh Bằng cũng chia sẻ: “Trầm T.ử Thiêng có một khả năng đặc biệt, đó là khả năng nhạy bén của một nhạc sĩ viết được những ca khúc giá trị cho chiến dịch. Trầm T.ử Thiêng không chỉ là kẻ viết sử bằng âm nhạc, mà còn chính là nhân chứng của từng giai đoạn lịch sử đa đoan, hàm hỗn của đất nước.”

Người phụ nữ duy nhất gắn với cuộc đời ông là bà Đỗ Thái Tần. Bà được biết đến là một tiểu thư con nhà giàu. Họ yêu nhau từ thời trẻ, nhưng sự môn đăng hộ đối đã nhiều lần ngăn cản họ đến với nhau.

Đến năm 1970, khi nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng đã 33 t.uổi thì họ mới chính thức chung sống với nhau, nhưng lúc này bà Tần đã có 2 con với người chồng trước. Nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng vẫn chấp nhận yêu thương con riêng của vợ như chính con ruột của mình.

Trầm T.ử Thiêng: kẻ viết Sử bằng âm nhạc, sống đời trầm lặng cùng cuộc tình bi thảm - Hình 7

Hạnh phúc chỉ được vài năm, biến cố ập đến – hai người chia tay nhau vì thời cuộc. Bà Tần di tản, Trầm nhạc sĩ ở lại, lặng lẽ tiễn chân vợ và hai con. Năm 1985, đến cuối cùng thì họ cũng được gặp lại sau tròn 10 năm chia ly. Lúc đó nhạc sĩ Trầm T.ử Thiêng được ca sĩ Thanh Thúy bảo lãnh sang Hoa Kỳ.

Dù vậy ông Trầm T.ử Thiêng vẫn cô đơn vì bà Tần đã yên ấm bên người mới. Khi đó, nhạc sĩ đã sáng tác Bài Tình Ca Mùa Đông như lời từ biệt mối tình tuyệt vọng. Từ đó trở về sau, ông không bao giờ còn tay trong tay với bất kỳ bóng hồng nào nữa…