Trực thăng Việt Nam có thể lắp động cơ tốt nhất VK-2500PS-03
Nga đang mời chào các nước Đông Nam Á thay động cơ trực thăng thế hệ mới VK-2500PS-03, có tính năng vượt trội so với động cơ cũ.
Theo các quan chức công nghiệp hàng không Nga, khách hàng từ các nước Đông Nam Á có thể sử dụng động cơ máy bay trực thăng tuabin khí mới nhất của Nga là VK-2500PS-03, giúp nâng cao tính năng tổng thể của máy bay trực thăng kiểu cũ của Liên Xô.
Hai động cơ thuộc loại này nằm trong thành phần hệ máy điện của các trực thăng Mi-171A2, đang tham gia vào chuyến trình diễn giới thiệu của Công ty “Trực thăng Nga” (Russian Helicopter) tại hàng loạt nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Hơn thế nữa, phía Nga có thể đề xuất nâng cấp tổng thể động cơ các máy bay trực thăng vốn do Liên Xô sản xuất từ thời chiến tranh lạnh.
Tập đoàn Động cơ Thống nhất (UEC, thuộc thành phần Liên hiệp tập đoàn Nhà nước Rostec) đã nghiên cứu phát triển động cơ máy bay trực thăng VK-2500PS-03, là mẫu cải tiến mới nhất của động cơ VK-2500 với các đặc tính vận hành được nâng cao vượt trội.
Từ năm 2017, động cơ loại này được công ty thiết kế-chế tạo “ODK-Klimov” (có trụ sở tại Saint-Peterburg) đưa vào sản xuất hàng loạt.
Ông Alexandr Vatagin, Giám đốc điều hành của công ty ODK-Klimov đã chia sẻ về những điểm ưu việt của động cơ VK-2500PS-03. Theo ông, loại động cơ thế hệ mới này là kết quả của quá trình nghiên cứu, hiện đại hóa sâu sắc loạt động cơ dòng TV3-117.
Sự khác biệt cơ bản về cấu trúc của VK-2500PS-03 so với mẫu VK-2500 nền tảng là hiện diện hệ thống điều khiển số loại FADEC, có áp dụng các giải pháp bảo vệ loại trừ khả năng động cơ chết máy. Điều đó sẽ cung cấp những khả năng mới cho máy bay trực thăng được trang bị động cơ này, khi vận hành ở vùng núi cao hoặc ở những khu vực có khí hậu nắng nóng.
Giải pháp kỹ thuật mà các nhà thiết kế của ODK-Klimov áp dụng trong động cơ VK-2500PS-03 cho phép làm rõ thực trạng của nó một cách chính xác và khách quan trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, dự trữ thời gian đại tu giữa kỳ của VK-2500PS-03 cao gấp hai lần so với động cơ “tiền bối” của nó.
Hiện nay, động cơ đã được cấp giấy chứng nhận từ các cơ quan hàng không của Nga và tiềm tàng khả năng được xuất khẩu và lắp đặt rộng rãi trên các máy bay trực thăng do Liên Xô sản xuất.
Nếu sử dụng động cơ cũ, trực thăng Việt Nam sẽ có cơ hội được nâng cấp tính năng rất mạnh.
Giám đốc điều hành của ODK-Klimov cũng lưu ý rằng, do được thiết kế với đặc tính mở nên các nhà sản xuất của Nga đã có thể tái trang bị trực thăng của Liên Xô, chuyển từ động cơ TV3-117 và VK-2500 sang động cơ mới VK-2500PS-03 ngay trong quá trình đại tu.Ngoài những ưu điểm của bản thân loại động cơ mới này, chính sách hậu mãi của Nga cũng là những điều hấp dẫn, khiến các khách hàng truyền thống như: Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Sri Lanka muốn thay thế động cơ cũ Liên Xô bằng động cơ mới của Nga.
Theo đó, Nga không chỉ cung cấp cho các đối tác của mình một sản phẩm riêng lẻ, mà còn cam kết cung cấp luôn cả những dịch vụ đi kèm, sẵn sàng hỗ trợ cho các thiết bị điện trong suốt vòng đời hoạt động của mình. Cách tiếp cận này sẽ giúp các nước sở hữu trực thăng Liên Xô/Nga cắt giảm thời gian bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, cũng như giảm chi phí vận hành thiết bị.
Ví dụ như vào tháng 10 vừa qua, Công ty ODK-Klimov và Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Trực thăng Việt Nam vừa ký một bản hợp đồng bảo trì các động cơ máy bay trực thăng TV3-117 và VK-2500.
Hai công ty sẽ thực hiện việc tiến hành sửa chữa thiết bị máy điện, cung cấp động cơ, linh kiện, phụ tùng thay thế, đồng thời đào tạo nhân viên để thực hiện việc bảo dưỡng động cơ và hộp số BP-14/ BP-252 của máy bay trực thăng tại 12 quốc gia Đông Nam Á.
Để thực hiện hợp đồng, Trung tâm hỗ trợ hậu cần tích hợp ODK-Klimov sẽ được thành lập vào cuối năm 2018, tại thành phố Vũng Tàu. Trung tâm bao gồm khu trung tu động cơ máy bay trực thăng, kho phụ tùng và linh kiện, một văn phòng đại diện của OKD-Klimov.
Trung tâm sẽ nhận được giấy chứng nhận từ các cơ quan hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào tháng 12 năm 2018 sau khi tiến hành sửa chữa thí điểm một động cơ.
Theo đó, thỏa thuận hợp tác đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình phát triển dịch vụ của ODK-Klimov cho giai đoạn các năm 2018-2022. Kết quả của các cuộc đàm phán là việc ODK-Klimov đã bắt đầu tham gia vào một thị trường mới.
Nga tin tưởng rằng mình sẽ trở thành đối tác tin cậy bằng cách cung cấp dịch vụ hậu mãi và sửa chữa kịp thời các thiết bị điện được sử dụng không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á – ông Alexandr Vatagin, giám đốc điều hành của công ty OKD-Klimov, cho biết.
Theo Nhật Nam/ Báo Đất Việt