TTS lao động tại Nhật Bản sẽ chính thức được phép ở lại lâu dài.
Thủ tướng Abe cho biết dự luật sẽ giúp giải quyết cuộc kh.ủng ho.ảng người lao động trong bối cảnh già hóa dân số và tỉ lệ sinh thấp. Với dân số hiện là 126 triệu người, Nhật Bản từ lâu đã phải phụ thuộc vào lao động nước ngoài.
Thủ tướng Abe cam kết hỗ trợ lao động nước ngoài bằng cách cung cấp chương trình giáo dục tiếng Nhật, an sinh xã hội và giúp họ đảm bảo nơi cư trú. Ông cũng hứa sẽ đảm bảo tiền lương cho lao động nước ngoài tương tự mức lương dành cho công nhân Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản hôm 2-11 phê chuẩn dự luật cho phép lao động nước ngoài phổ thông và trong lĩnh vực y tế ở lại nước này lâu dài (thường trú), đánh dấu sự thay đổi lớn về chính sách nhập cư.
Theo hãng tin Kyodo, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe muốn thông qua dự luật nhằm sửa đổi luật nhập cư trong kỳ họp quốc hội dự kiến kéo dài đến ngày 10-12 tới. Đây là giai đoạn Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, xây dựng và nông nghiệp.
Dự luật cho phép lao động nước ngoài phổ thông và trong lĩnh vực y tế ở lại nước này lâu dài (thường trú). Dự luật bị nhiều nghị sĩ đảng cầm quyền và phe đối lập chất vấn do thiếu thông tin chi tiết, chẳng hạn bao nhiêu lao động nhập cư được phép thường trú vĩnh viễn và họ sẽ làm những công việc gì.
Nhật Bản thúc đẩy cho phép lao động nước ngoài ở lại lâu dài
Hôm 1-11, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Takashi Yamashita phát biểu trước Ủy ban Hạ viện rằng chính phủ chưa xem xét việc giới hạn số lượng lao động phổ thông người nước ngoài. Đồng thời, Tokyo đang cân nhắc chấp nhận lao động nước ngoài trong 14 lĩnh vực nhưng không nói rõ trong dự luật.
Chính quyền Thủ tướng Abe hy vọng dự luật được thông qua trước cuộc bầu cử địa phương vào mùa xuân tới và cuộc bầu cử Thượng viện vào mùa hè.
Nhật Bản đang tìm cách giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực trầm trọng
Trước đây, Nhật Bản đã chấp nhận lao động có tay nghề cao, bao gồm giáo sư và bác sĩ, cũng như cho phép một số lượng giới hạn người tị nạn ở lại nước này.
Dự luật nói trên đưa ra hai chính sách cư trú dành cho lao động nhập cư (đều yêu cầu thông thạo tiếng Nhật). Chính sách thứ nhất có giá trị đến 5 năm dành cho những người có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp trong một lĩnh vực cụ thể. Họ sẽ không được phép đưa các thành viên gia đình mình đến Nhật Bản.
Chính sách thứ hai dành cho những người có trình độ chuyên môn và kỹ năng tiếng Nhật cao hơn. Họ có quyền thường trú vĩnh viễn và được phép đưa các thành viên gia đình mình đến Nhật Bản. Những người nằm trong diện chính sách thứ nhất có thể chuyển sang chính sách thứ hai nếu hội đủ điều kiện.
Số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đạt mức kỷ lục 1,28 triệu người vào tháng 10, tăng gấp đôi so với 680.000 người hồi năm 2012, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Trong đó, lao động Trung Quốc chiếm nhiều nhất với khoảng 370.000 người, theo sau là Việt Nam và Philippines.