Từ 15/11, sếp bị phạt tiền nếu để nhân viên rượu, bia trong giờ làm việc

Những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức không thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc có thể bị phạt từ 3-5 triệu đồng.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 176/2013) của Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế sẽ có hiệu lực vào ngày 15/11 tới đây. Nghị định này quy định trách nhiệm đối với những cá nhân đứng đầu các cơ quan tổ chức nhằm mục đích phòng chống tác hại rượu bia. Cụ thể hóa luật về hành vi uống rượu, bia trong giờ làm việc tại nơi làm việc.

Từ 15/11, sếp bị phạt tiền nếu để nhân viên rượu, bia trong giờ làm việc - Ảnh 1

Người đứng đầu bị phạt ở mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu để nhân viên uống rượu bia trong giờ làm
Điều 34 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia với 2 mức phạt ở mức độ khác nhau.

Người đứng đầu bị phạt ở mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu để nhân viên uống rượu bia trong giờ làm và vi phạm các lỗi sau:

Từ 15/11, sếp bị phạt tiền nếu để nhân viên rượu, bia trong giờ làm việc - Ảnh 2

Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 15/11 tới đây.

Không tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức.
Không phổ biến, tổ chức, thực hiện quy định không uống rượu trong giờ làm việc, tại nơi làm việc.
Dung túng, không nhắc nhở, để nhân viên có hành vi uống rượu, bia tại địa điểm quy định không được uống rượu bia thuộc quyền hạn điều hành.
Không có thực thi hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc nhân viên thực hiện theo quy định không rượu bia tại nơi làm việc.
Thêm một mức phạt nặng hơn nữa là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng dành cho các cá nhân đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiến phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

Từ 15/11, sếp bị phạt tiền nếu để nhân viên rượu, bia trong giờ làm việc - Ảnh 3

Thêm một mức phạt nặng hơn nữa là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng dành cho các cá nhân đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải.
Theo chia sẻ của báo Doanh nghiệp hội nhập, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (thuộc Đoàn LS TP.HCM) nhận xét:

“Điểm mới của Nghị định này là xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia”.

Theo đó, việc xử phạt người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ dễ hơn xử phạt người ép người khác uống rượu, bia”. Chứng cứ thu thập để xử phạt hành chính về nguyên tắc phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan”.