Úc: Chủ lao động trả lương thấp cho người lao động sẽ phải vào t ù
Các chủ sử dụng lao động cố tình trả lương thấp cho công nhân của họ có thể phải đối mặt với án hìn h s ự. Đây là một phần của một loạt cải cách cấp tiến để ngăn chặn tình trạng b óc lộ t la o độ ng và qu ỵt lương có hệ thống trên toàn quốc.
Trong một báo cáo đệ trình lên chính phủ liên bang công bố vào ngày 7/3, Lực lượng đặc nhiệm của lao động di dân Úc (Migrant Workers’ Taskforce) đã đề xuất 22 cải cách, bao gồm đánh giá toàn diện cơ quan này, hình phạt cứng rắn hơn và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động bị trả lương dưới mức quy định.
Báo cáo cũng kêu gọi chính phủ thiết lập một chương trình đăng ký quốc gia để theo dõi các công ty sử dụng lao động, đặc biệt là trong các ngành có mức độ rủi ro cao như làm vườn, chế biến thịt, lau dọn và an ninh. Chương trình này sẽ có quyền hủy bỏ đăng ký nếu công ty sử dụng lao động phạm luật.
Các kiến nghị khác bao gồm cấm người sử dụng lao động thuê người có thị thực trong một thời gian nhất định nếu họ đã bị kết án trả lương dưới mức quy định cho người sở hữu thị thực nước ngoài.
Bộ trưởng Quan hệ Công nghiệp và việc làm Kelly O’Dwyer cho biết chính phủ đã chấp thuận tất cả 22 kiến nghị.
Bộ trưởng Quan hệ Công nghiệp và việc làm Kelly O’Dwyer cho biết chính phủ đã chấp thuận tất cả 22 kiến nghị.
“Chính phủ Liên đảng không nhân nhượng đối với những người liên tục và cố tình trả lương thấp cho công nhân, cho dù họ là người Úc hay có visa lao động. Đây sẽ là lần đầu tiên chúng ta đưa ra các án ph ạt h ình sự đối với các hình thức bó c lộ t lao động ngh iêm trọ ng”, bà Kelly O’Dwyer nói.
Đã có một cuộc điều tra sau một loạt các vụ b ê b ối bó c l ột lao động được các tờ the Sydney Morning Herald và The Age phơi bày tại các công ty nổi tiếng như 7-Eleven, Domino’s Pizza, Pizza Hut, United Oil, Appco, Caltex và Retail Food Group.
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew đã cam kết bang Victoria sẽ đi đầu trong hì nh s ự hóa t ội trả lương dưới mức quy định.
Gần đây chính phủ đã tăng cường tài trợ cho Fair Work Ombudsman, cơ quan chuyên về công bằng trong việc làm.
Giáo sư Allan Fels, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm trên và là người đồng tác giả của báo cáo với Giáo sư David Cousins, phó chủ tịch của Lực lượng đặc nhiệm, cho biết việc quỵt tiền lương đã lan rộng và đã trở nên “cố hữu” theo thời gian.
Ông cho biết việc thực hiện tất cả 22 kiến nghị sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể đối với việc bó c lộ t lao động.
Giáo sư Allan Fels, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm của lao động di dân Úc, cho biết việc quỵt tiền lương đã lan rộng và đã trở nên “cố hữu” theo thời gian.
“Việc “trộm lương” đã và đang vượt quá tầm kiểm soát”, ông nói.
Ông nói rằng nó còn t ồi t ệ hơn việc b óc lộ t người tiêu dùng và trong những trường hợp ng hiêm tr ọng hơn, cần có sự tham gia của toàn bộ hệ thống luật pháp, bao gồm cả á n ph ạt tù .
“Bóc lột tiền lương của những người di cư làm “băng h oại” các giá trị quốc gia về tính công bằng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến công nhân mà cả các doanh nghiệp làm đúng luật. Nó có thể làm t ổn h ại danh tiếng quốc gia như là một nơi để sinh viên quốc tế đến nghiên cứu và có thể ngăn cản những ai đang trong kỳ nghỉ đến Úc làm việc để lấp đầy sự thiếu hụt lao động nông nghiệp.
“Vấn đề này đã tồn tại quá lâu và nó cần có sự phối hợp hành động để khắc phục”.
Ông nói rằng Fair Work Ombudsman đã không được nhiều người biết đến hoặc hiểu một cách rõ ràng và thường bị nhầm lẫn chỉ là một cơ quan thanh tra trong khi nó cần phải đóng vai trò là một cơ quan thực thi pháp luật. “Chúng tôi cho rằng, dựa theo quy mô và bản chất của vấn đề, cần phải có một thái độ phản ứng có tính thực thi mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì đã được thể hiện cho đến nay”, báo cáo viết.
Giáo sư Fels đã được chỉ định để giám sát hội đồng tiền lương độc lập được thành lập để điều tra việc trả lương sai quy định tại 7-Eleven, nhưng đã bị chuỗi cửa hàng này s a th ải.
Khi kiểm tra vụ 7-Eleven trả lương sai quy định, Lực lượng đặc nhiệm do ông đứng đầu gặp vấn đề do thiếu nguồn lực và khả năng đánh giá phương pháp đền bù lương được 7-Eleven áp dụng sau khi Giáo sư Fels bị s a th ải.
Báo cáo cho biết 7-Eleven đã trả cho các lao động 160 triệu đô la tiền đền bù nhưng “lực lượng đặc nhiệm không có đủ thông tin để xác định liệu số tiền đó có hoàn toàn bù đắp cho các lao động bị ảnh hưởng từ việc trả lương thấp hay không”.
Giáo sư Fels đề nghị xem xét lại Fair Work Ombudsman để đảm bảo có đủ các nguồn lực, công cụ và kiến thức để giải quyết vấn đề trả lương thấp.
Báo cáo của ông cũng đề nghị ủy ban chính phủ liên bang xem xét lại quy trình khiếu nại trong Luật Lao động Công bằng để giúp người lao động nhập cư dễ dàng hơn trong việc đền bù lương.
“Kinh nghiệm của chương trình đền bù tiền lương tại 7-Eleven để lại nhiều bài học cho các doanh nghiệp và chính phủ về những gì có thể và nên được thực hiện trong vấn đề này. Chúng tôi cho rằng cơ quan Fair Work Ombudsman có thể sử dụng nhiều hơn các báo cáo về tuân thủ các quy định lao động để đền bù các khoản thanh toán lương dưới mức quy định”, ông Fels nói.
Nguồn: smh.com.au