Úc thông qua 22 cải cách hình p hạt cho chủ thuê bó c l ột lao động

Theo đó, Lực lượng đặc trách Người lao động Di dân Migrant Workers’ Taskforce đã đệ trình 22 khuyến nghị cải cách lên chính phủ liên bang trong tuần này vào ngày 7/3 và đều đã được thông qua.

Đề xuất này bao gồm các mức phạt hì nh s ự, á n t ù và tiền p hạt hàng triệu đô la. Được biết, đây chỉ là một số trong 22 cải cách cho vấn đề b óc l ột sức lao động được Lực lượng đặc trách người lao động di dân Migrant Workers’ Taskforce đề xuất cho chính phủ liên bang.

Thống kê cho thấy, sinh viên quốc tế và du khách ba lô chiếm khoảng 650 đến 700.000 người lao động tại Úc.

Theo Chủ tịch Lực lượng đặc trách lao động di dân Allan Fels, đây là một tỷ lệ “rất lớn” trong số họ đang bị trả lương dưới mức tối thiểu một cách nghiêm trọng.

Ông cho rằng, ông muốn nhìn thấy Đạo Luật lao động liên bang với vai trò của Fair Work Ombudsman, mạnh mẽ hơn , thông minh hơn bằng cách trao cho họ những quyền bổ sung – như là xử lý thế nào khi hệ thống trả lương thấp dưới quy định đang diễn ra khắp nơi.

Cũng theo giáo sư Fels, việc trả lương thấp chỉ mới là khởi đầu. Trong số các lao động di dân , nhiều người đang bị buộc phải làm việc gấp đôi giờ mà không hề được trả thêm tiền.

Thậm chí họ phải sống trong điều kiện thiếu thốn, phải làm việc cật lực để đánh đổi quyền được ở lại nhờ vào diện chiếu khán bảo lãnh. Ông hy vọng các khuyến nghị sẽ gửi một thông điệp cứng rắn tới các nhà tuyển dụng trên toàn quốc – rằng việc lạm dụng người lao động sẽ không được chấp nhận.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Joanna Howe, một chuyên gia luật lao động và di dân có trụ sở tại Adelaide thừa nhận, 22 khuyến nghị trên là một khởi sắc. Nhưng bà cho biết, bản phúc trình không đi vào trọng tâm của vấn đề.

Theo bà, hệ thống lao động di dân tạm thời của Úc bị phá vỡ khi có một lượng lớn nhân lực đang lao động ‘bằng đường tắt’. Họ đến Úc này cho mục đích khác chứ không phải để làm việc. Đáng chú ý là chiếu khán du lịch cấp cho khách ba lô hay chiếu khán du học cấp cho du học sinh.

Những người này có mục đích chính là chiếu khán chứ không phải để đi làm. Và họ vẫn tham gia vào thị trường lao động ‘bằng đường tắt’ như thế này.

Bà cho rằng, những chiếu khán lao động “đường tắt” đó lại chẳng bị ràng buộc nhiều quy định. Bà chúc mừng cho bản phúc trình của lực lượng đặc nhiệm đã tiên phong trong việc hướng toàn bộ chính phủ đối mặt với vấn đề này.

Lực lượng đặc trách lao động di dân Migrant Workers Taskforce được thành lập vào tháng 10 năm 2016 sau khi các phúc trình truyền thông tiết lộ việc các chuỗi doanh nghiệp lạm dụng lao động rộng rãi và có hệ thống đối với những người lao động di dân trên toàn quốc bao gồm chuỗi 7 Eleven và nhà hàng pizza Dominos.

Theo chủ tịch Hội đồng Sinh viên Quốc tế Úc, Bijay Sapkota, không chỉ riêng các chuỗi doanh nghiệp lớn mới vi phạm. Tổ chức này đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm ngoái. Trong đó có rất nhiều trường hợp nổi bật về việc b óc l ột lao động những người cùng quốc gia.

Kết quả hình ảnh cho Úc thông qua 22 cải cách hình phạt cho chủ thuê bóc lột lao động

Sapkota cho hay, anh hoan nghênh khuyến nghị rằng sinh viên quốc tế nên được phép báo cáo các vấn đề về nơi làm việc cho các trường đại học của họ thay vì với Ombudsman bởi cơ quan có liên quan đến chính phủ, để giảm bớt lo lắng cho sinh viên về việc bị hủy visa.

Hiện Tổng trưởng Nhân dụng và Quan hệ Kỹ nghệ Kelly O’Dwyer đã thông qua tổng thể 22 khuyến nghị. Chính phủ cho hay, họ sẽ bắt tay vào thực hiện các cải cách này.

Phan Thị Linh Chi