Úc:Di dân nghèo lại mắc cái eo khi phải trả gấp đôi tiền phí Visa cho việc bảo lãnh gia đình
Chính phủ Turnbull càng lúc càng làm khó khăn cho những công dân Úc nghèo khi họ muốn bảo lãnh người thân di dân sang Úc.
Những gia đình di dân nghèo phải đối mặt với chuyện tìm cách nào để kiếm được nhiều tiền hơn, đủ để chi trả những khoảng phí đắt đỏ để bảo lãnh người thân của mình sang Úc.
‘Assurance of Support scheme’ cho phép công dân Úc hỗ trợ những di dân mới đến, nay đã có nhiều thay đổi trong việc nâng mức thu nhập của người bảo lãnh.
Bộ Dịch vụ Xã hội đã xác nhận rằng nếu cặp vợ chồng sinh sống tại Úc muốn bảo lãnh cha mẹ của họ di dân sang đây, phải có thu nhập tổng cộng tối thiểu là $115,475 một năm, trong khi đó mức thu nhập trước đây chỉ ở khoảng $45,185.
Nếu cá nhân hỗ trợ bảo lãnh thì phải có thu nhập ít nhất là $86,606.
“Mức tăng thu nhập được áp dụng cho người bảo lãnh nhằm bảo đảm họ có khả năng tài chính ổn định để hỗ trợ ở người được họ bảo lãnh và cả bản thân họ trong suốt quá trình di dân,” phát ngôn viên của Bộ Dịch vụ Xã hội đã tuyên bố.
Theo tờ The Guardian, những thay đổi này đồng thời làm gia tăng đáng kể số tiền những gia đình cần chuẩn bị sẵn, như một dạng “bảo đảm” dành cho những di dân mới, sẽ được áp dụng vào một số loại Visa trong năm tới.
Trong suốt thập kỷ qua, lần đầu tiên có sự thay đổi này, và nó liên kết yêu cầu về thu nhập với mức cắt giảm thu nhập của Newstar Allowance.
Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng Sắc tộc Úc (FECCA) đã đánh giá sự thay đổi này là một bước đi sai.
“Sự gia tăng những khoảng phí này sẽ tạo ra những ảnh hưởng nặng nề về mặt tài chính lên những gia đình Úc. Việc đoàn tụ gia đình sẽ tăng cường sự ổn định và thúc đẩy sự gắn kết xã hội,” Liên đoàn đã chia sẻ trên Twitter.
Công thức phức tạp này bao gồm việc nhân khoảng trợ cấp từ Newstar Allowance với số người có thu nhập và số người được họ hỗ trợ bảo lãnh.
Jenny Macklin, phát ngôn viên của đảng Lao động về dịch vụ xã hội đã chia sẻ với tờ The Guardian rằng, văn phòng của bà đã nhận vô số những email từ “nhiều gia đình đang rất giận dữ, cụ thể là từ cộng đồng người Trung Quốc.”
“Đây là một hành động rất tệ của chính phủ Turnbull khi họ cố gắng luồng lách sự thay đổi này thông qua nghị viện mà không hề có bất kỳ cuộc tranh luận, hoặc giám sát, hoặc thậm chí là thông cáo báo chí chính thức từ Bộ trưởng,” bà nói. “Đó thực sự là không tốt.”
Tổng trưởng Dịch vụ Xã hội Dan Tehan đã không có bất kỳ lời bình luận nào dành cho tờ The Guardian, tuy nhiên phát ngôn viên của Bộ đã cho biết: “Sự thay đổi này sẽ bảo đảm rằng hệ thống an ninh xã hội của Úc sẽ được bền vững.”
Những thay đổi được áp dụng từ ngày 26 tháng 3, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4. Theo tờ The Guardian, những yêu cầu mới sẽ không được áp dụng đối với những đơn đã nộp từ trước thời gian đó.
Theo SBS Vietnamese