Vì sao có thể dùng bia để giải đ ộc r ượu, trong khi mọi người nói vừa uống bia và r ượu nhanh say hơn?
Đây cũng là tình huống vừa xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị khi bác sĩ đã dùng 5 lít bia chữa ngộ đ ộc r ượu cho một bệnh nhân.
Cụ thể, sáng 25/12/2018, bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị) nhập viện trong tình trạng hôn mê hết sức n guy k ịch.
Đến sáng 10/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị thông tin trên báo Sài Gòn giải phóng, sức khỏe của bệnh nhân Nhật đã bình phục và làm thủ tục xuất viện.
Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sĩ sử dụng khoảng 5 lít bia truyền vào đường tiêu hóa, góp phần cứu s ống bệnh nhân này khi bị ngộ đ ộc r ượu.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật khi còn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ
Cụ thể như sau, bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm khí m áu, soi đáy mắt và dựa vào biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ đ ộc methanol có trong r ượu. Để cứu s ống bệnh nhân, các bác sĩ đã truyền ba lon bia (tức gần một lít), vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Mỗi giờ tiếp theo, bệnh nhân được truyền thêm một lon bia.
Sau khi truyền tổng cộng 15 lon bia, tức gần 5 lít, bệnh nhân Nhật dần bình phục, tỉnh táo
Vậy tại sao có thể dùng bia để giải đ ộc r ượu, trong khi mọi người nói vừa uống bia và r ượu nhanh say?
Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi s ức tích cực – chống đ ộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị lý giải, r ượu gồm hai loại là Etylic và Metylic. Khi vào cơ thể, g an ưu tiên chuyển hóa Etylic và tạo ra sản phẩm không gây đ ộc. Trong khi Metylic được chuyển hóa sau nhưng tạo thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây n gộ đ ộc, nguy cơ t ử v ong rất cao. Chất Andehit Formic trong máu chính là nguyên nhân khiến ông Nhật hôn mê. Lúc này, cơ thể bệnh nhân hết Etylic.
Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống đ ộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị chia sẻ việc truyền bia c ứu người ngộ đ ộc r ượu. Ảnh: Ngọc Vũ
Vì vậy, để hạn chế chuyển hóa Metylic, các bác sĩ truyền bia cho b ệnh nhân. Lúc này, cơ thể được bổ sung Etylic khiến gan ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm thời gian để lọc m áu, giải đ ộc cho bệnh nhân. Methylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm đ ộc tố trong cơ thể để có thể cứu s ống bệnh nhân.
Như Ý / Tin Nhanh Online