Ý nghĩa ngày 22/12 với Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22/12 không chỉ là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà ngày này đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Lịch sử thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Vào tháng 12/1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Tiền thân của Quan đội nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. (Ảnh minh hoạ).
Theo đó, chỉ thị đã nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…, đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc…”.
Từ sự kiện đó, vào ngày 22/12/1944, tại khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức thành lập với 3 tiểu đội gồm 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây cũng là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Và chỉ sau một tuần lễ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã phát triển thành 3 trung đội làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, diệt địch, biến Cao-Bắc-Lạng thành một căn cứ vững chắc.
Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành.
Từ đó, ngày 22/12/1944 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ.
Hình ảnh đẹp về các nữ quân nhân. (Ảnh: Doanh nghiệp).
Những dấu ấn vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam
Chiến thắng Phai Khắc – Nà Ngần (25 – 26/12/1944)
Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (19/12/1946)
Chiến thắng chiến dịch Việt Bắc (17/10 – 22/12/1947)
Chiến thắng Chiến dịch Biên giới (16/9 – 14/10/1950)
Chiến thắng chấn động 5 châu Điện Biên Phủ (13/3 – 07/5/1954)
Phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam (Cuối năm 1959 – 1960)
Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963)
Đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ 1 của đế quốc Mỹ (07/02/1965 – 16/11/1968)
Chiến thắng Bình Giã (12/1964 – 1965)
Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965)
Chiến dịch Plây-Me (19/10 – 26/11/1965)
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (30/1 – 31/3/1968)
Chiến thắng Bầu Bàng – Dầu Tiếng (11/1965)
Chiến dịch đường 9 Nam Lào (Từ ngày 30/1 – 23/3/1971)
17 cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam năm 1972
Đánh bại cuộc chiến tranh phá loại lần 2 của đế quốc Mỹ (06/4/1972 – 15/1/1973)
Quân đội nhân dân Việt Nam Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Theo Mai Trịnh / Đời sống & Pháp lý