Ý nghĩa thật sự của chiếc mặt nạ Cáo trong đời sống người Nhật

Nhắc đến biểu trưng của thần linh Nhật Bản, nhiều người sẽ liên tưởng đến cổng đền Thần Torii hay những chiếc bảng gỗ Ema ghi lời nguyện ước.

Còn bạn sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên?

Mặt nạ Cáo thì sao? Đây là một trong những đồ dùng quen thuộc của các Cosplayer phong cách cổ trang, hay những bộ Anime mang chút huyền bí như “Hotaru no Mori e”…

Ở Nhật, Mặt nạ cáo cũng nằm trong số những vật dụng dùng trong các nghi lễ tiếp đón thần linh và nếu tham gia một số tục lễ đó bạn sẽ gặp may mắn.

Nói về mặt nạ cáo hay còn gọi là Kisune-men (狐面), người Nhật sẽ nghĩ ngay đến đền Inari (稲荷神社) ở Kyoto. Đây là ngôi đền thờ Thần Cáo nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Nổi bật với hàng trăm chiếc cổng Torii đỏ trải dài một vùng, đây là nơi bất cứ du khách nào đến Kyoto đều phải dừng chân.

1.Cáo trong đời sống người Nhật 

Trong kho tàng truyện cổ dân gian hay tiểu thuyết lưu lại, hình tượng cáo xuất hiện rất nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… Riêng Nhật Bản, loài cáo có một vị trí đặc biệt và rất khăn khít.

Cáo thành tinh có phép thuật biến hình để trêu chọc con người.

Nếu là một Fan Inuyasha, bạn sẽ nhớ chú Cáo nhỏ Shippo với vô vàn phép thuật thần thông.

Đến Nhật bạn mới thấy số lượng đền Thần nhiều vô kể, trong đó có đền thờ Thần Cáo.

Kết quả hình ảnh cho mặt nạ cáo

Thậm chí có cả một hòn đảo Cáo bên cạnh đảo mèo, đảo thỏ…

Ngoài ra còn có rất nhiều lễ hội và tục lệ hàng năm được tái diễn theo truyền thuyết.

Tiêu biểu là một số lễ hội Japo sẽ gửi đến bạn dưới đây.

2. Có 4 loại Kitsune-men chính

Menhariko 面張りこ

Mặt trong và ngoài của mặt nạ cáo

Đây là loại mặt nạ thường thấy nhất trong các bộ phim và Anime Nhật.

Bạn có thể mua loại mặt nạ này ở các gian hàng lễ hội Nhật. Nhưng đó là loại bằng nhựa  phổ thông.

Loại chính gốc sẽ được làm bằng giấy Washi dán chồng lên nhau và phơi khô. Màu sắc và các đường nét trên mặt nạ, tất cả đều làm thủ công.

Kết quả hình ảnh cho mặt nạ cáo

Byakko 白狐

Cáo Trắng là một vị thần Cáo được thờ ở đền Inari từ thời cổ đại.

Truyền thuyết lưu lại rằng, những con vật màu trắng thường là sứ giả của thần linh và đôi khi được hoá thành con người và sinh ra trong hình hài đứa trẻ.

Egao Kitsunemen 笑顔狐面

Mặt nạ Cáo biết cười là loại đặc biệt  nhất trong 3 loại còn lại.

Được dùng trong lễ hội đón giao thừa  Yoshihara của Edo cổ đại, Egaokomen nhìn chung giống các mặt nạ Cáo khác nhưng chỉ khác ở chỗ khuôn miệng Cáo mở rộng tựa như đang cười.

Những năm gần đây, có nhiều hoạt động nhằm khôi phục lễ hội này được diễn ra . Ngày nào đó, có lẽ bạn sẽ nhìn thấy mặt nạ Cáo cười trên đường phố Tokyo đấy.

Kết quả hình ảnh cho mặt nạ cáo

Hình ảnh tái hiện lễ hội Yoshihara dịp giao thừa thời Edo cổ đại.

Daikitsumen 大狐面

Là loại mặt nạ nhìn dữ tợn, râu tóc bù xù , lớp bên trong là màu đen đặc trưng.

3. Các lễ hội sử dụng mặt nạ Cáo:

Tenko(天狐)

Theo tương truyền, cáo sống được ngàn năm sẽ tu luyện thành Thần, đến cõi Thiên Lý và được gọi là Tenko.

Đặc điểm của Tenko là có 9 đuôi. Dưới Tenko còn có Yako (野狐) hay  Kiko (気狐) . Nếu tu luyện 3000 năm thì sẽ thành Kuuko (空狐).

Ở Kawagoe tỉnh Saitama hằng năm thường tổ chức lễ hội múa điệu Thần Cáo Tenko để gọi thần về. Nếu bạn ở gần thành phố Kawagoe, đừng bỏ qua lễ hội hấp dẫn này nhé!

Kitsunemai (狐舞)

Là điệu nhảy trong lễ hội Yoshihara dịp năm mới đã đề cập ở trên.

Kết quả hình ảnh cho mặt nạ cáo

Kitsune no Yome iri (狐の嫁入り)

Đây là lễ rước dâu tái hiện từ truyền thuyết rước cô dâu Cáo thời xưa. Tất cả đoàn người đi theo, kể cả cặp đôi mới cưới cũng phải đeo mặt nạ. Cô dâu còn được ngồi trên xe kéo có thắp đèn lồng, đi sau là đoàn diễu hành. Thông thường, đoàn người sẽ bắt đầu xuất phát Cổng thứ 3 của Viện Chine-in (知恩院) đến Koudaiji (高台寺), cố đô Tokyo.

Những nữ giới đi theo đoàn rước dâu này, nếu chưa chồng thì có thể sớm tìm được hôn phu như ý và có cuộc hôn nhân viên mãn.

Thế nhưng hoàn toàn không nhìn thấy không khí hoan hỉ của lễ cưới mà trông khá trầm mặc nhỉ?

Kitsune no Gyoretsu (狐の行列)

Là lễ diễu hành diễn ra vào dịp giao thừa khu vực Kanto.

Hình ảnh có liên quan

“Mỗi năm, vào ngày Omisoka (31/12), tất cả Cáo trong vòng tròn Kantou (関東一円 – Kanto ichi en ) sẽ tụ họp về Đền Cáo Oiji Inari Jinja (王子稲荷神社)”

Là lời sấm truyền từ xưa để lại. Và đến giờ, nhân dân vùng Ouji vẫn tiếp tục duy trì tục lệ đó.

Mặt nạ Cáo được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội truyền thống Nhật Bản phải không nào?

 

Kết quả hình ảnh cho mặt nạ cáo

Japo hy vọng đã giúp bạn biết nhiều công dụng của Mặt nạ Cáo và tầm quan trọng của Thần Cáo trong đời sống người Nhật hơn.

Tuy có thật nhiều loại nhưng tìm hiểu rồi cũng thấy thú vị đấy chứ!

BTV7