Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga

Các tính năng của tên lửa 9M729 đến nay vẫn là một bí ẩn và các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 1.

Novator 9M729 (tên định danh NATO là SSC-8) là tên lửa hành trình đất đối đất do Nga phát triển và được Mỹ liệt vào loại “tên lửa gây tranh cãi”, cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF ). Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 2.

Ban đầu tên lửa này được định danh trong các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ là SSC-X-8, nhưng sau đó đã được loại bỏ chữ “X” khi nó chuyển từ vũ khí thử nghiệm sang trang bị trong Quân đội Nga. Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 3.

9M729 được phát triển bởi Công ty NPO Novator của Nga. Theo phân tích của Phương Tây có thể 9M729 là một biến thể bắn từ mặt đất của tên lửa hải đối đất 3M-54 Kalibr của Hải quân Nga. Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 4.

Các nguồn tin khác cũng cho rằng 9M729 cũng có thể là một phiên bản sửa đổi của các loại tên lửa Iskander-K hoặc Kh-101. Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 5.

Novator 9M729 là tên lửa hành trình đất đối đất có chiều dài khoảng 6-8 m và đường kính 0,533 m. Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 6.

Các thông tin tình báo của phương Tây thu được về các cuộc bắn thử cho thấy tầm bắn của 9M729 dao động khá lớn trong các lần thử, tuy nhiên Trung tâm nghiên cứu quốc gia thuộc Không quân Mỹ (NASIC) năm 2017 kết luận tầm bắn tối đa của 9M729 vào khoảng 2.500 km. Ảnh: warfare.today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 7.

Tên lửa này sử dụng một hệ thống dẫn đường GosNIPP được phát triển bởi nhà cung cấp cùng tên trực thuộc Bộ quốc phòng Nga. Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 8.

Các bệ phóng di động theo thông tin tình báo là có đôi chút khác biệt nhưng cơ bản là “tương tự” với các xe phóng Iskander-M TEL (9P78-1) trong khi các nhà phân tích độc lập nghi ngờ 9M729 sử dụng xe phóng 9P701 TEL. Ảnh: Military-Today.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 9.

Sau khi thử nghiệm thành công đối với các bệ phóng di động và đưa vào trang bị, Nga tuyên bố hệ thống tên lửa này phù hợp với các tiêu chí của Hiệp ước INF trong khi người Mỹ hoàn toàn không đồng ý với tuyên bố này. Ảnh: defenseone.

Hình ảnh “tên lửa gây tranh cãi” 9M729 của Nga - Ảnh 10.

Mỹ khẳng định loại tên lửa 9М729 của Nga vi phạm Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), song trên thực tế, có rất ít thông tin về loại tên lửa này. Các tính năng của tên lửa 9M792 đến nay vẫn là một bí ẩn và chủ yếu dựa trên suy đoán. Ảnh: defence.az.

Nguồn: VOV