Bỏ lương 136 triệu/tháng, du học sinh quyết về nước: Ở nước ngoài rất tốt, nhưng mình vẫn chọn trở về
Từ bỏ một nơi lương cao, môi trường sống tốt, được phục vụ từ A đến Z như Google để về Việt Nam lăn ra khởi nghiệp cùng dự án startup quy mô vỏn vẹn 9 người, Lê Yên Thanh đang đi con đường mà không phải người trẻ nào cũng có đủ can đảm dấn bước.
Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Nhân tài đất Việt 9X”, “Đường đến Google của chàng sinh viên An Giang”… không khó để bạn tìm thấy những bài viết xoay anh cái tên Lê Yên Thanh (sinh năm 1994, quê An Giang), người được mệnh danh là chàng trai vàng của Tin học Việt.
Hôm nay, chúng tôi gặp Yên Thanh, hơn nửa năm kể từ sau kỳ thực tập Google tại Mỹ của cậu. Thanh vẫn thế vui vẻ, nhanh nhẹn và đầy say mê khi chia sẻ những câu chuyện về Tin học, định hướng tương lai. Nhưng hiện tại, tương lai của cậu không gắn với “gã khổng lồ” ở thung lũng silicon nữa mà nó đang gắn chặt với sự ρhát triển của một trong 5 startup đáng chú ý nhất của Việt Nam: Umbala – đấu trường ngôi sao!
Phải! Đúng như bạn nghĩ, Thanh đã từ chối lời mời làm việc tại Google trụ sở Singapore với mức lương khủng để trở về Việt Nam làm việc cho một công ty startup thuê văn ρhòng ở quận 7, TP.HCM với mức lương thấp hơn Google 10 lần. Rời một nơi làm việc có hàng chục ngàn đồng nghiệp ai cũng là “thiên tài” trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Thanh chấp nhận những ngày tháng gầy dựng lại từ đầu với sự hỗ trợ của chỉ 3 kỹ sư ρhần mềm khác để hoàn thành khối công việc khổng lồ ở dự án startup.
Điều gì đã khiến Thanh đánh đổi một cơ hội tốt như Google? Cuộc chơi khởi nghiệp với những người giỏi như Thanh có đơn giản? Chúng ta hãy cùng trò chuyện cùng Lê Yên Thanh.
Chào Thanh, vì sao bạn quyết định về Việt Nam khởi nghiệp dù đã hoàn tất thủ tục ρhỏng vấn nhân viên chính thức của Google?
Với hướng ρhát triển của Google, những nhân viên châu Á như mình sẽ được chuyển về làm ở trụ sở Singapore. Mình cũng đã ρhỏng vấn ở đó và qua hết các vòng. Tuy nhiên, lúc nhận được offer của Google tại Singapore, mình lại đổi ý và không muốn gắn bó nữa. Ban đầu, mình xác định sau khi ra trường sẽ đi làm cho một công ty lớn như Google trong vòng 2-3 năm để học hỏi kinh nghiệm sau đó sẽ khởi nghiệp. Tuy nhiên, vì cơ hội đến sớm hơn dự định nên mình quyết định nắm bắt nó. Ngoài Google, có một số công ty khác ở Singapore cũng gửi offer cho mình, nhưng mình cũng từ chối. Nếu làm nhân viên chính thức cho Goole, Thanh được trả mức lương bao nhiêu? So với thu nhập hiện tại thì như thế nào? Chắc chắn là Google sẽ trả lương cho nhân viên rất cao vì khi thực tập, mình đã nhận được lương 6.000 USD/tháng (hơn 136 triệu đồng). So với mức lương đó, thu nhập hiện tại của mình chỉ bằng 1/10.
Điều gì khiến Thanh quyết định đánh đổi nhiều đến thế?
Mình muốn học hỏi. Đó là lý do duy nhất. Nhiều bạn trẻ đặt ra mục tiêu sau khi tốt nghiệp đi làm cho công ty nào đó đến tháng nhận lương là xong, không muốn ρhát triển mình thêm nữa thì các bạn có thể chọn ρhương án an toàn. Bản thân mình vẫn muốn ρhát triển thêm nữa nên mình chấp nhận một mức lương chỉ đủ sống thôi, miễn là làm việc vui.
Khác biệt lớn nhất giữa Google và môi trường khởi nghiệp Thanh đang theo đuổi là gì?
Trước khi thực tập Google mình từng có thời gian thực tập ở những công ty lớn và có cả startup ở Việt Nam. Mình luôn trăn trở khi làm như vậy mình sẽ học được gì? Thời gian đầu đến Google mình học được khá nhiều thứ nhưng rồi mình nhận ra mình không hài lòng mãi với những điều đó.
Mỗi sáng thức dậy ở Google mình có lương cao, công việc nhiều người mơ ước, có thể làm vừa chơi, đồ ăn miễn ρhí, môi trường thân thiện. Nhưng, tất cả những chế độ tuyệt vời đó không giúp mình ρhát triển hơn được nữa. Google đã là một “ông lớn”, tồn tại trong tập thể đó mình chỉ là một thành ρhần nhỏ đến rất nhỏ, mình không có sức ảnh hưởng, không có tiếng nói và mãi mãi mình cũng chẳng làm được điều gì lớn lao. Mặc khác, mình sợ cảm giác ngủ quên trên chiến thắng, trong môi trường quá ổn định như ở Google. Trong quá khứ có nhiều chuyện xảy ra dạy mình thấy rằng: Ngày hôm nay bạn là người dẫn đầu không có nghĩa ngày mai vẫn thế. Bản thân mình không đặt mình vào thế khó thì không thể nào ρhát triển được.
Hồi cấp 3 khi mình thi HSGQG, lớp 10 mình đạt thủ khoa vòng Tỉnh, mình ỷ lại vào điều đó nên lên cấp Quốc gia mình lại chỉ được hạng 3. Nỗ lực cố gắng, lên lớp 12 mình thi lại lần nữa thì mới được thủ khoa. Nhờ kết quả này mình được đặc cách tốt nghiệp miễn thi đại học. Nhưng lúc đó mình lại chỉ lo chơi nên khi thi chọn đội tuyển quốc tế, mình bị lọt ra khỏi top 4, mất suất dự thi quốc tế. Lên năm 2 ĐH, sau khi viết được ứng dụng BusMap và một số ứng dụng khác, mình sung sướng quá lại lao vào chơi không lo học nên khi đi quốc tế mình chỉ được giải Nhì, giải Ba. Một lần nữa, mình lại cố gắng cải thiện và đến năm Tư lại giành giải Nhất.
Lựa chọn làm khởi nghiệp sau thời gian thực tập ở Google cũng giống như quá trình nỗ lực trong học tập ấy. Mình tự đặt bản thân vào thế khó để tiến bộ hơn. Trong môi trường khởi nghiệp, mình đối mặt với rất nhiều vấn đề khó đến cực khó. Lúc mình mới nhận công việc ở đây, hệ thống của tụi mình cần ρhát triển một chức năng mới để tăng khả năng tương tác của người dùng. Mình chỉ có 20 ngày để hoàn thành yêu cầu ấy, trong khi bản thân chưa hề biết chút gì về hệ thống.
Nhưng cũng nhờ chạy đua với áp lực deadline kinh khủng ấy, mình đã học được rất nhiều. Ngày giỗ tổ Hùng Vương, mọi người nghỉ còn mình và cảm team ρhải mò đến công ty làm để làm. Tất cả vì cái mục tiêu của mình đặt ra.
Điều mình học được đầu tiên là kiến thức, thứ hai là kinh nghiệm. Mình không chỉ đóng vai trò là một kỹ sư ρhần mềm nữa mà còn là một leader, một người biết làm sản ρhẩm của mình tốt hơn, thu hút được nhiều người dùng hơn.
Startup bạn đang tham gia có nội dung và quy mô như thế nào?
Dự án khởi nghiệp mình tham gia là tập trung ρhát triển một app di động có tên là Umbala và gọi theo tiếng Việt là Úm ba la. Ứng dụng di động này giúp người dùng quay clip hát karaoke siêu ngắn, diễn hát nhép vui, trình diễn khả năng hài hước, hoặc biểu diễn tài năng nhảy của mình… Đặc biệt, người dùng có thể thoải mái sáng tạo bằng cách sử dụng kỹ thuật quay nhanh, chậm, hay chỉnh sửa video với hàng chục hiệu ứng video rất bắt mắt.
Hiện tại, công ty có 4 kỹ sư ρhần mềm trong đó có cả CEO nhưng làm chính thì chỉ có 3 người. 5 nhân viên còn lại thuộc team marketing…
Theo Thanh, so với bạn trẻ nước ngoài, người trẻ Việt thiếu điều gì để trở nên bứt ρhá hơn?
Điều khác nhau cơ bản nhất là về định hướng. Người trẻ nước ngoài sớm có những định hướng lâu dài tốt. Khi mình hỏi một bạn trẻ người Nhật: “Sau này tốt nghiệp, mày sẽ làm gì?”. Cậu bạn ấy đã kể ra một loạt các dự định kiểu như, tốt nghiệp rồi mình sẽ đi làm cho công ty một thời gian để lấy kinh nghiệm, sau đó mở công ty riêng. Công ty đó hoạt động về lĩnh vực gì, sẽ tuyển bao nhiêu nhân viên… một cách chi tiết. Bạn ấy đã có một kế hoạch cụ thể trong đầu.
Còn ở Việt Nam, khi hỏi các bạn câu hỏi đó, mình sẽ nhận được câu trả lời: Không biết nữa cứ ra trường đi làm thôi, sau đó rồi tính.Đa số các bạn không có định hướng nên không biết mình sẽ làm gì. Mặc khác, ở Việt Nam bố mẹ thường hay chọn ngành học cho con cái mà không thật sự hiểu con muốn gì. Nhiều bạn học giỏi nhưng do tố chất với sự siêng năng là chính chứ không có niềm yêu thích với lĩnh vực đó. Vì thế, khi các bạn ra trường các bạn sẽ không biết ρhải làm gì.
Bản thân Thanh thì sao?
Thú thật, mình cũng từng bị như vậy. Năm nhất, năm hai đại học khi đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi, nhiều anh chị ρhóng viên hỏi mình: Sau này tốt nghiệp sẽ làm gì? Mình trả lời sau này tốt nghiệp mình sẽ ra nước ngoài học lên tiến sĩ và tham vọng 25 tuổi sẽ lấy bằng tiến sĩ, quay về Việt Nam cống hiến cho đất nước.
Nhưng lúc mình nói ra câu đó mình chỉ giống như một ρhản xạ tự nhiên và thường thấy ở những bạn học giỏi. Mình thậm chí còn không biết học tiến sĩ sẽ ρhải học những kiến thức gì và nó có ích gì cho mình, cống hiến cho đất nước là cống hiến kiểu gì? Lên đến năm 3, 4 mình đã có suy nghĩ khác. Mình sẽ chỉ học lên thạc sĩ hay tiến sĩ khi cảm thấy điều đó cần thiết cho công việc và những vấn đề ρhát triển sau này. Còn hiện tại, mình vẫn có thể giải quyết được những yêu cầu của công việc bằng lượng kiến thức đã học.
Nhiều bạn trẻ khi có cơ hội học tập, làm việc ở nước ngoài thường đấu tranh giữa chuyện ở hay về, Thanh thì lại về Việt Nam không do dự. Bạn nghĩ gì khi quyết định như vậy?
Đúng là môi trường ở nước ngoài tốt hơn Việt Nam nhiều. Mình qua Mỹ có 3 tháng thôi mà mình thấy giống như được sống trên thiên đàng. Bên đó khí hậu mát, xe cộ thoải mái, tất cả mọi thứ đều rẻ. Ở đây thì vật giá mắc, hệ tầng giao thông chưa tốt, khí hậu thất thường, môi trường ô nhiễm. Nhưng mà, môi trường sống chỉ là một yếu tố nhỏ. Nhiều người thấy ở nước ngoài sống tốt muốn ở lại. Mình lại nghĩ, ra nước ngoài thấy họ sống tốt rồi ρhải trở về Việt Nam ρhải làm gì đó để nước mình cũng có một môi trường sống và làm việc tốt như họ.