Báo Hàn : Kể từ 15/3/2020 , những đứa trẻ Việt sinh ra tại Hàn Quốc được cấp quốc tịch Hàn , ngoài ra còn có quyền lợi cho mẹ bầu
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định từ 15/3 khi sinh người mẹ sẽ được nhập tịch và tiền trợ cấp khuyến khích sinh cho sản phụ là 20 triệu won.
Tình hình dân số già hoá đang ngày càng tăng nên chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra rất nhiều chính sách để trợ cấp cho trẻ và khuyến khích sinh nở tại nước này.
Vào ngày 10 tháng 3 vừa qua Uỷ ban Y tế và Phúc lợi Quốc hội đã tổ chức một cuộc họp chung đồng ý cho phép các bà mẹ được phép nhập tịch khi sinh con và tăng ngân sách cho trợ cấp cho trẻ em và các ưu đãi sinh con cho năm tới.
Ưu đãi cho việc sinh con và trợ cấp trẻ em sẽ được hoàn thành sau khi thảo luận về chính sách, ngân sách đặc biệt của Quốc hội.
Kể từ tháng năm sau chính phủ sẽ cấp quốc tịch cho các bà mẹ khi lấy chồng sinh con tại Hàn Quốc và trợ cấp cho thai phụ là 20 triệu won.
Đây là lần đầu tiên chính phủ quyết định chính sách và chi trả tiền mặt khi sinh. Để làm được điều này chính phủ đã quyết định chi 103.1 tỉ won.
Bộ Y tế và Phúc lợi đã dự đoán rằng trong số 330.000 thai phụ dự sinh vào năm tới .
Đồng thời chính phủ cũng tăng thời gian trợ cấp cho trẻ lên. Nếu như trước đây với những gia đình có thu nhập dưới 90% thu nhập bình quân đầu người sẽ được hỗ trợ 100.000won một tháng đến khi trẻ 6 tuổi thì sẽ tăng lên đến 9 tuổi.
Ưu đãi cho việc sinh con và trợ cấp trẻ em sẽ được hoàn thành sau khi thảo luận về ngân sách đặc biệt của Quốc hội.
Đối với người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và tại Hàn Quốc nói riêng thì vấn đề quốc tịch hết sức quan trọng. Việc họ còn hay không còn giữ quốc tịch Việt Nam, cũng như đã được nhập quốc tịch nước ngoài, có được song tịch hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý và đời sống của họ.
Bà Nguyễn Ngọc Cẩm, Thị trưởng danh dự người nước ngoài TP Seoul, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, đã có những chia sẻ với Tạp chí Quê Hương xoay quanh vấn đề quốc tịch của người Việt Nam tại Hàn Quốc hiện nay.
Chị Nguyễn Ngọc Cẩm nhận quyết định công nhận Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ III
PV: Xin chị chia sẻ về chính sách của Hàn Quốc trước đây và hiện nay đối với vấn đề song tịch/đa tịch. Đối với người Việt Nam tại Hàn Quốc, có những lợi ích gì trong việc thực hiện chính sách song tịch/đa tịch của Hàn Quốc?
Bà Nguyễn Ngọc Cẩm: Hàn Quốc sau khi thiết lập chính phủ vào năm 1948 vẫn duy trì chế độ một quốc tịch. Chế độ này duy trì mãi cho đến tận ngày 4/12/2019 mới sửa đổi luật quốc tịch và bắt đầu thi hành từ ngày 15/3/2020 cho phép song tịch với một số đối tượng.
Theo luật quốc tịch Hàn Quốc, trong vòng 1 năm phải thôi quốc tịch nước ngoài (điều 10, khoản 1), nhưng đối với một số đối tượng nhập tịch Hàn Quốc không cần thôi quốc tịch nước ngoài mà chỉ cần ký cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài ở Hàn Quốc thì sẽ được giữ hai quốc tịch.
Một số đối tượng được áp dụng giữ 2 quốc tịch:
Một là, người xin nhập quốc tịch Hàn Quốc là chồng (vợ) của người Hàn Quốc, đời sống hôn nhân tiếp diễn 2 năm trở lên và có địa chỉ ở Hàn Quốc hoặc là kết hôn với người Hàn Quốc được 3 năm trở lên, có địa chỉ cư trú ở Hàn Quốc được 1 năm trở lên.
Hai là, là người nước ngoài có công lao đặc biệt đối với Hàn Quốc (đấu tranh giải phóng đất nước), người được công nhận đóng góp cho lợi ích quốc gia bằng năng lực ưu tú trong các lĩnh vực đặc định như: khoa học, kinh tế, văn hóa, thể dục thể thao…
Ba là, người xin trở lại quốc tịch Hàn Quốc có công lao đặc biệt cho Hàn Quốc hoặc được công nhận đóng góp cho lợi ích quốc gia bằng năng lực ưu tú trong các lĩnh vực đặc định như khoa học, kinh tế, văn hóa, thể dục thể thao…
Bốn là, người được xin ra ở Hàn Quốc nhưng trước khi thành niên được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, sinh sống ở nước ngoài rồi xin trở lại quốc tịch Hàn Quốc.
Năm là, người gốc Hàn, định cư ở nước ngoài, đến 65 tuổi xin trở lại quốc tịch Hàn Quốc về sống định cư tại Hàn Quốc.
Sáu là, người muốn thôi quốc tịch nước ngoài nhưng do pháp luật của nước đó không cho phép thôi quốc tịch.
Ngoài các đối tượng người nước ngoài khi nhập tịch Hàn Quốc vẫn được giữ lại quốc tịch nước ngoài vừa nói trên ra, còn một đối tượng nữa cũng được song tịch đó là những đứa trẻ có cha hoặc mẹ là người Hàn Quốc và có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, mà nước ngoài đó có luật quốc tịch cho phép con cái của công dân nước đó được 2 quốc tịch.
Ví dụ Việt Nam, theo Luật Quốc tịch điều 23 khoản 5, mục a thì những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam mà có con, thì những đứa con đó nếu nộp đơn đăng ký xin quốc tịch Việt Nam thì sẽ được chấp nhận, vì đã có quốc tịch Hàn Quốc rồi nên những đứa trẻ này sẽ mang 2 quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc.
Những đứa trẻ có 2 quốc tịch này khi đến tuổi 20, trong vòng 2 năm từ 20 tuổi đến 22 tuổi, phải chọn lựa 1 trong 2 quốc tịch, nếu muốn giữ quốc tịch Hàn Quốc, không muốn thôi quốc tịch nước ngoài, chỉ cần ký giấy cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài trên đất Hàn Quốc.
Đối với những đối tượng này mà là nam giới, thường thì thời điểm trước 20 tuổi này là thời điểm quyết định có đi lính hay không, nếu quyết định đi lính theo nghĩa vụ quân sự do nhà nước quy định để làm tròn trách nhiệm công dân Hàn Quốc, thì chỉ việc ký giấy cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài ở Hàn Quốc, thì vẫn giữ được 2 quốc tịch, còn không muốn đi lính, đối tượng này có thể nộp đơn đăng ký xin thôi quốc tịch Hàn Quốc