Cô gái Việt yêu chàng Ấn Độ, vượt định kiến từ gia đình để tiến tới hôn nhân
Khác biệt với nhau về nhiều mặt từ phong tục, truyền thống đến văn hóa,… cặp đôi gặp nhiều ngăn cấm từ gia đình. Thế nhưng vì tình yêu, họ đã cố gắng vượt qua để tiến đến hôn nhân viên mãn.
Khác biệt về truyền thống, văn hóa, phong tục, tôn giáo cũng như cách sống, tình yêu của Thanh Nhàn và Manbir Singh ngay từ khi vừa chớm nở đã gặp nhiều thử thách, trở ngại từ cả hai bên gia đình. Song, vì tinh yêu cặp đôi đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để gặt hái được quả ngọt trong hôn nhân.
Cuộc sống viên mãn của Thanh Nhàn và chồng ngoại quốc.
Đây là câu chuyện của cặp đôi cô gái người Việt Thanh Nhàn và chàng trai Ấn Độ Manbir Singh. Vào năm 2017, cả hai đang học y tá tại trường đại học ở Australia. Lần gặp gỡ đầu tiên tại viện dưỡng lão trong một lần thực tập. Vào ngày cuối cùng của kỳ thực tập ấy, chàng trai 27 tuổi đã lấy hết can đảm để bắt chuyện với cô: “Văn hóa nước bạn có cho phép một cô gái cưới người ngoại quốc không?”, khá bất ngờ trước câu hỏi này những Nhàn vẫn gật đầu và cười với anh. Kể từ đó, hai người bắt đầu trở thành bạn bè và trò chuyện với nhau nhiều hơn.
Tình yêu của cả hai chớm nở sau những lần chào hỏi và vô tình gặp nhau tại thư viện. Nếu trái tim cô gái nhỏ bồi hồi trước những sự quan tâm từ anh thì Manbir Singh lại mê đắm nụ cười của cô: “Công việc chăm sóc người già ở viện rất vất vả nhưng cô ấy lúc nào cũng cười, lại tận tình lắm”.
Cô gái người Việt Thanh Nhàn và chàng trai Ấn Độ Manbir Singh phải lòng nhau sau kỳ thực tập.
Bốn tháng sau hai người họ đã chính thức hẹn hò với nhau. Thế nhưng đời không đẹp như mơ, kể từ đây mà cuộc tình của họ năm lần bảy lượt bị ngăn cấm. Bởi vì cả hai đều có tôn giáo không giống nhau đã mang đến một số khó khăn nhất định. Thêm vào đó chính là việc gia đình của Manbir muốn anh lấy một người cùng quê nhà và cùng tầng lớp bởi ba của anh là giám đốc ngân hàng ở Ấn Độ đã về hưu và mẹ kế là một giáo viên. “Bố không nói chuyện với tôi suốt ba tháng, dù cùng sống ở Australia”, Manbir kể lại.
Riêng về gia đình của Thanh Nhàn, vì thường xem phim và thông tin báo đài nên biết rằng ở Ấn Độ còn nhiều phong tục gia trưởng, khắt khe, phụ nữ làm dâu tại đây sẽ có cuộc sống không dễ dàng. Chính vì sợ con khổ nên gia đình của cô liên tục ra sức cấm cản, mẹ của cô chia sẻ rằng: “Nghe tin con gái có người yêu, người khác thì vui còn tôi khóc suốt”. Ba của cô – ông Trần Minh Trinh (65 tuổi) cũng khuyên nhủ con cái nhiều lần nhưng không thành công nên chỉ một tháng sau, hai cha con đã chẳng liên lạc hay nói chuyện với nhau.
Cả hai cùng đón bé trai đầu lòng.
Việc không nhận được sự ủng hộ của cả hai gia đình khiến cho Nhàn rơi nước mắt rất nhiều lần. Cũng như những cặp đôi khác, Thanh Nhàn và Manbir Singh cũng trải qua một trận gây gổ đến nỗi cả hai phải đường ai nấy đi. Thế nhưng, càng cãi càng yêu cả hai cảm nhận rõ được tình cảm của nhau nên vẫn cố gắng vì nhau để thuyết phục hai bên gia đình.
Cả hai cùng nỗ lực để thể hiện sự chân thành của mình, Thanh Nhàn cố gắng học tập, nấu những món của người Ấn để gần gũi với gia đình anh cũng như tìm hiểu thêm văn hóa của người Ấn. Riêng Manbir anh cũng đi học giáo lý để gia đình của Nhàn có thể thấy được sự thật lòng của anh. Nhìn tình yêu bền chặt của con trẻ, gia đình của họ cũng dần chấp nhận cặp đôi này. Từ sự ngăn cấm tuyệt đối, bậc phụ huynh đã thay bằng những cuộc trò chuyện về quy định hôn nhân của đạo Thiên Chúa hay những lần video call để giới thiệu về nhau.
Vượt qua mọi định kiến cặp đôi đã đi đến hôn nhân hạnh phúc.
Những tưởng mọi việc đã ổn, thế nhưng khi đi đến hôn nhân, cả Manbir và Thanh Nhàn lại tiếp tục đối diện với sự khó chịu của người nhà khi trái ngược phong tục, truyền thống trong hôn nhân của hai quốc gia. Ba của Manbir ngỡ ngàng vì ở Việt Nam nhà trai không nhận được quà mà cần phải trao của hồi môn cho nhà gái. “Phong tục trái ngược của hai nước khiến gia đình tôi và anh vốn đã không ưng con kết hôn với người ngoại quốc, nay càng khó xử”, Thanh Nhàn kể lại.
Ông Trinh cũng không nhượng bộ: “Nếu anh muốn tôi mang sính lễ sang nhà trai, thì anh phải về Việt Nam ở rể, theo tục của người Việt”. Ba Thanh Nhàn bức xúc vì theo Ấn Độ thì cô dâu buộc phải mang sính lễ khoảng 8.000 USD (khoảng 190 triệu đồng) đến để hỏi cưới chú rể. Trong khi đó nhà Trai chỉ cần mua một bộ chăn gối mới. “Tiền là một chuyện, nhưng theo phong tục của họ, nhà tôi phải làm chuyện ngược đời là mang lễ sang nhà trai đi hỏi chồng. Bố mẹ tôi đời nào chịu”, cô gái Việt tiếp tục chia sẻ.
Nếu tình yêu đủ lớn tự khắc bản thân sẽ tìm cách để chinh phục nó.
Vì muốn được xây dựng gia đình với Nhàn cũng như chiều lòng ba mẹ hai bên, Manbir tự bỏ tiền túi để gửi về nước, nhờ người thân mua sinh lễ giúp. Chứng kiến cảnh này, ba của Nhà mới đề nghị con rể làm đám cưới ở nhà thờ tại Australia và chế bớt thủ tục ăn hỏi. Ông nói: “Tình cảm của các con là quan trọng nhất. Nhưng nhập gia cũng phải tùy tục, cưới ở nước nào phải tuân thủ phong tục nước đó”.
Vì đã có sự thống nhất giữa hai gia đình, nên đám cưới của cặp đôi diễn ra ở ba quốc gia vô cùng suôn sẻ. Tại ngày tổ chức hôn lễ ở Ấn Độ, ông Trinh – ba của Nhà vì là bác sĩ đông y nên đã giúp họ hàng của Manbir chữa trật chân. “Nhờ vậy, hai bên gần gũi hơn. Từ thông gia, bố mẹ chúng tôi thành bạn bè”, Manbir nói.
Sự khác biệt trong văn hóa cũng như cách sống của 2 người ngày càng rõ ràng khi cả hai về sống chung một nhà. Nếu như Thanh Nhàn muốn có cuộc sống riêng tư chỉ có 2 vợ chồng thì Manbir lại muốn sống của đại gia đình như anh trai của mình. Cô gái Việt không thích đi giày dép trong nhà nhưng gia đình Manbir lại xem đấy là chuyện bình thường. Đặc biệt nhất là việc cô không thể hòa nhập, cảm thấy lạc lõng khi gia đình chồng và chồng nói chuyện với nhau bằng tiếng Hindi trong lúc đang ở nhà cô do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nhiều lần gây gổ, cặp đôi lại yêu nhau hơn trước.
“Cưới được hai tháng, tôi nhận ra những lo ngại của cha mẹ lúc đầu là đúng”, Thanh Nhàn bộc bạch. Biết chuyện, ông Trinh trách móc: “Lúc tôi nói anh chị chẳng nghe, mới ở với nhau được mấy bữa lại đòi ly dị”. Sau đó ông cũng từ tốn khuyên nhủ các con: “Người cùng một quốc gia đã bất đồng, huống gì các con ở hai nước khác nhau, lại sống ở một đất nước thứ ba. Điều các con cần hướng đến và vun vén không phải là tập tục hay văn hóa, mà là hạnh phúc gia đình”.
Sau khi nhận được sự khuyên nhủ, cặp đôi cũng nhìn lại cuộc hôn nhân mà mình cố gắng có được sau nhiều khó khăn vất vả, chính vì thế mà họ “người nhường một bước” để có thể ở duy trì hôn nhân này. Manbir lựa chọn dọn ra sống riêng cùng vợ, không cùng tôn giáo nhưng anh vẫn cùng con trai đến nhà thờ để cầu nguyện cùng Nhàn. Riêng Nhàn cũng mặc đồ truyền thống người Ấn, đi chùa với chồng và về quê chồng vào những ngày lễ để lo toan và sắm sửa phụ giúp Manbir.
Có thể nói câu chuyện này đã truyền cảm hứng đến cho nhiều cặp đôi khác.
Nàng dâu Việt cũng thường xuyên trổ tài nấu nướng các món ăn Việt để gia đình chồng thưởng thức. Nhà hồng của cô cực kỳ thích món phở, xôi, gỏi gà của cô. Đặc biệt mẹ chồng của cô luôn xuýt xoa mỗi khi con dâu Việt nấu món canh chua.
Dịp Giáng sinh vừa qua, dù đang mang bầu tháng đứa con thứ hai 6 tuần tuổi, Thanh Nhàn vẫn tự tay làm các món ăn cũng như chuẩn bị quà cho mọi người. Cô mời gia đình chồng đến dự để có thể hiểu nhau hơn. Hôm ấy, Manbir mặc đồ noel và tặng quà cho mời người. Gia đình sum vầy, cùng ăn cùng đùa giỡn với nhau vô cùng ấm cúng. “Khoảnh khắc đó, mọi khác biệt đều được xóa nhòa”, Nhàn cười nói.
Gia đình họ đang chuẩn bị đón thêm thành viên mới.