Có rất nhiều lý do để chia tay, trong đó có chia tay vì… người kia quá yêu mình!
“Tình yêu chia cắt chúng ta” – đấy là tiêu đề 1 bộ phim đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ hỗn độn. Giống như bộ phim đó, liệu có ai trong chúng ta từng chia tay vì một lý do tưởng chừng nực cười: Bởi ta quá yêu?
Nếu nói sở hữu là thứ tình yêu nào cũng cần, bạn có tin không?
Thử nói có ai lúc yêu mà không hề muốn sở hữu? Ta muốn ôm ấp trong tay bóng dáng ấy, muốn ánh mắt, nụ cười, vòng tay đó chỉ của riêng mình. Những lời nói ngọt ngào, lời hứa, nguyện thề, hãy chỉ là của riêng ta mà thôi.
Có người sẽ đứng lên vỗ ngực và nói: là tôi, tôi đây, một người không hề có tính sở hữu. Tôi – một người bao dung và vị tha, chỉ cần yêu. Xin lỗi, nhưng ai mà tin được? Làm gì có tình yêu nào mà lại không muốn sự sở hữu. Có chăng chỉ khác nhau về mức độ và cách thức thể hiện mà thôi!
Vậy vì lẽ gì ta vẫn còn yêu nhưng lại không thể chấp nhận đối phương nữa. Phải chăng do ta mệt mỏi khi tình yêu đó quá lớn để rồi quẩn quanh với bao nổi lo lắng gặm nhấm? Hay vì những cơn hờn ghen bất chợt, những cuộc cãi vã? Ta mệt mỏi khi tình yêu khiến ta không thể là bản thân ta được nữa? Vì sao lại như thế?
(Ảnh: Pinterest)
Không ít ý kiến cho rằng do yêu thương ai đó quá nhiều sẽ giết chết tình yêu. Ta không bàn đến kiểu: Vì anh yêu em quá nhiều nên muốn điều tốt đẹp hơn sẽ đến với em, và rằng em yêu anh nên không muốn thế này thế kia… Đừng bi kịch nó như những bộ phim truyền hình sướt mướt đó. Ta muốn nói đến thứ tình yêu cháy bỏng, gắn kết giữa 2 con người kia.
Theo các chuyên gia tâm lý, có 4 lý do chính khiến yêu quá nhiều sẽ đẩy tình yêu của bạn ra xa:
#1: Không ai muốn mất tự do của mình
(Ảnh: Pinterest)
Đôi lúc ta thường ngộ nhận, yêu là sống chung 1 cuộc sống, chia sẻ tất cả mọi thứ, giống như loại café 2 trong 1 vậy? Ta chìm đắm trong tình yêu, ta trở nên ham muốn sở hữu mạnh mẽ hơn, gần như là chiếm hữu nhưng thứ mà ta nghĩ nó thuộc về mình. Ta ghét việc san sẻ tình yêu của ta, ta lo sợ mất nó. Và ta giữ chặt nó trong tay, đến mức nó dần dần trở nên túng quẫn. Ta biện hộ rằng, vì YÊU mà…
Đừng dùng tình yêu của bạn bọc kín lấy người mà bạn yêu, nó cũng giống như bạn đang đặt người tình yêu vào cái lồng vàng tuyệt đẹp, nhưng bản chất đó cũng chỉ là một nhà tù được trang hoàng lộng lẫy mà thôi.
#2: Xu hướng “lý tưởng hóa” người yêu
(Ảnh: Pinterest)
Cứ thế, đến cuối cùng, bạn sẽ phát hiện ra bạn ghét người yêu của mình vì cứ bắt mình từ bỏ bản ngã để trở thành người mà cô ấy yêu, hay nói chính xác hơn, cô ấy chọn bạn và nhào nặn bạn thành mẫu người lí tưởng của cô ấy. Hai bạn đều lớn cả rồi. Hai tính cách, hai môi trường sống, hai nền giáo dục khác nhau sẽ dẫn đến tâm quan khác nhau.
#3: Tính quen thuộc dẫn đến sự khinh thường
(Ảnh: Pinterest)
Nó bắt nguồn từ việc ngày nào cũng nhận được quan tâm từ ăn uống đến công việc, ngày nào cũng bó buộc trong khoảng không được gọi là gia đình, mà quanh đi quẩn lại chỉ thấy khuôn mặt cũ, tiếng động cũ… để rồi nghĩ rằng, những thoải mái, thênh thang ngoài kia làm bản thân vui vẻ hơn.
Điều này không có nghĩa là tình cảm lãng mạn dài hạn là nhàm chán. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là hai bên đã tìm ra cách để cân bằng không gian riêng và tình yêu mà không làm ngột ngạt lẫn nhau. Hãy nhớ rằng sự quen thuộc dẫn đến sự thờ ơ, vì vậy luôn dành cho nhau không gian riêng dành cho bạn bè và những sở thích bên ngoài mối quan hệ.
#4: Nó thể hiện sự tuyệt vọng
(Ảnh: Pinterest)
Khi quá yêu một người sẽ thường phát sinh trạng thái b ất a n. Bạn muốn người ấy ở cạnh nhiều đến mức gần như phải bám chặt, chỉ để cảm thấy ổn, chỉ để cảm thấy mình xứng đáng được yêu.
Nhớ một người bạn mới gặp 2 tiếng trước và đêm nay vẫn sẽ nằm chung giư ờng với bạn, đến mức phải gọi điện chẳng để làm gì, cũng chẳng vì lí do gì, đây không phải tình yêu. Đây là sự phụ thuộc.
Chẳng ai phải chịu trách nhiệm dạy cho bạn cách tự yêu bản thân. Chẳng ai phải chịu trách nhiệm cho việc bạn luôn cảm thấy bất an và cần một người ở cạnh để liên tục gợi nhắc bạn rằng bạn xứng đáng được yêu. Nếu bạn tìm kiếm một mối qu an h ệ chỉ vì những lí do đó, rồi bạn sẽ sớm thất vọng mà thôi.
Thậm chí, bạn còn không tự tin về bản thân mình để tin rằng người kia sẽ không đi với người khác, mỗi khi họ không ở bên bạn. Tự nghĩ mình xấu, mình k ém cỏi, mình nhạt nhẽo, nên phải buộc chặt người kia bên đời mình bởi ngoài kia đầy những người xinh đẹp hơn, giỏi giang hơn. Sự thiếu tự tin này vừa không hấ p dẫ n, vừa đáng g hét, vừa khiến những người thật lòng quan tâm đến bạn cảm thấy rất mệt mỏi.
Nhớ nhé! Thất bại trong tình yêu không đáng sợ bằng việc yêu sai cách, nó chỉ mang lại niềm đau cho người mà mình thương yêu và chính bản thân bạn mà thôi.