Cụ ông 78 lấy vợ trẻ 38 tuổi: Cuộc sống sau hơn 10 năm kết hôn giờ ra sao?
Cho tới nay, đã có nhiều câu chuyện tình giữa những người có sự chênh lệch về tuổi tác, nhưng với trường hợp của cụ ông Nguyễn Văn Kính (huyện Đan Phượng, Hà Nội) hơn vợ mình những 40 tuổi là câu chuyện khiến nhiều người tò mò hơn cả.
“Gà trống nuôi con”
Ngôi nhà của cụ ông Nguyễn Văn Kính nằm sâu trong một con ngõ nhỏ của thôn An Sơn (huyện Đan Phượng) với hàng cây bao quanh xanh tốt. Đây cũng là khu vườn được chính tay ông chăm sóc dù đã gần bước vào tuổi 90. Dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Kính vẫn còn khỏe mạnh, với giọng nói hào sảng, trí tuệ minh mẫn thể hiện qua những câu chuyện, qua từng bước đi.
Người dân nơi đây cho biết, hàng ngày, ông Kính vẫn tự mình chăm sóc vườn bưởi, chăn nuôi gia súc và chạy xe máy hàng chục cây số đưa người vợ trẻ hơn mình tận 40 tuổi đi lấy rau để bán ngoài chợ.
Nhắc đến chuyện tình kỳ lạ với người vợ kém nhiều tuổi của ông Kính, người dân nơi đây vẫn chưa hết tò mò bởi không rõ vì bí quyết gì giúp ông cụ có thể tái hôn và sống cuộc sống hạnh phúc được như vậy. Nhưng trước khi có được hạnh phúc đó, cũng ít ai biết người đàn ông này đã từng trải qua hàng chục năm sống trong trầm tư, đó là những năm tháng sau khi người vợ đầu tiên qu.a đời.
Ông Nguyễn Văn Kính.
Theo như lời kể, khi còn trẻ, ông Kính có một người vợ xinh đẹp, đảm đang việc nhà nhưng vắn số. Khi ông vừa bước qua tuổi 40 thì vợ ông qua đời. Để nuôi 5 người con, ông Kính phải làm đủ nghề để kiếm số.ng và cũng làm hết những công việc của một người mẹ trong gia đình.
Tuy “gà trống nuôi con” nhưng không khi nào ông để các con th.iệt thòi, cũng bởi tìn.h thương của người cha luôn mong muốn người vợ ở bên kia thế giới được thanh thản. Những ngày vợ mới qua đ.ời, lúc rảnh rỗi, ông Kính chỉ đi lang thang quanh xóm, chẳng thiết ăn uống, nói cười!
Những người sống cùng thời điểm đó kể lại, trong kí ức của họ, ông Kính là một người không giao du nhiều với hàng xóm láng giềng sau khi vợ mấ.t. Chính các con của ông sau này cũng động viên bố đi bước nữa, nhưng trong hơn 30 năm, ông vẫn sống thui thủi, không nghĩ đến chuyện tá.i hôn. Đến khi người con út đã lập gia đình, có con cái, cũng là lúc ông bước sang tuổi th.ất thập.
Nói về ông Kính, bà Ngoãn là người hàng xóm cho biết: “Tôi nhớ những năm mà vợ ông cụ mới m.ất, ông ấy còn phải lụi hụi đem quần áo của cả nhà ra giặt ở giếng làng, nơi toàn chị em phụ nữ. Do ít giao tiếp với mọi người nên ai cũng thấy ông ấy khó gần, người ta vừa thươ.ng vừa sợ”.
Tổ ấm khang trang của đôi vợ chồng lệch tuổi.
Từ một câu nói đùa
Cuộc sống đơ.n thân của ông Kính kết thúc vào năm 2008, khi đó ông đã bước sang tuổi 78. Trong một lần ra chợ huyện mua rau giống và đem hơn 300 kg bưởi mới thu hoạch đi bán, ông Kính tình cờ gặp bà Đoàn Thị Thuận tại nơi bốc thuố.c.
Có lẽ, đó cũng là duyên số khi tại nhà của thầy lang nổi tiếng thị trấn Phùng khi đó rất đông khách, cả hai phải ngồi chờ cả tiếng mới lấy được thuố.c. Trong thời gian chờ đợi, hai người lạ ngồi cạnh nhau nói biết bao câu chuyện bâng quơ, như đã quen nhau từ trước. Trước khi về, ông Kính chủ động xin số điện thoại của người phụ nữ 38 tuổi chưa chồng ấy.
Kể lại cuộc gặp đầy duyên phận ấy, ông Kính cho biết: “Khi đó, tôi có hỏi cô ấy đã lấy chồng chưa, cô ấy nói chưa có. Thế là tôi trêu rằng để tôi giới thiệu chồng cho thì cô ấy cười và đồng ý. Tưởng rằng đó chỉ là câu chuyện đùa giữa hai người lạ, nhưng vài ngày sau, thấy tôi ra chợ, cô ấy liền hỏi luôn là chưa có ai giới thiệu cho tôi à?”.
Lúc đó, không hiểu trời đất xui khiến thế nào, ông Kính buột miệng bảo với bà Thuận rằng “Hay là tôi giới thiệu tôi luôn, cần gì ai nữa”. Nghe vậy, bà Thuận ngạc nhiên hỏi lại hoàn cảnh gia đình của ông Kính và biết hơn 30 năm qua, ông Kính sống cảnh “gà trống nuôi con”.
Từ lần đó, ông Kính và bà Thuận thường xuyên hỏi thăm nhau qua điện thoại mỗi khi rảnh rỗi. Ông Kính cũng “chăm chỉ” ra chợ hơn và thường xuyên ghé qua gánh hàng rau của bà Thuận để nói chuyện. Đôi khi ông còn tự tay giúp bà làm những công việc lặt vặt.
Sau khoảng gần một tháng nói chuyện qua lại, dường như ông lão 78 đã phải lòng người phụ nữ bán rau. Ông đán.h liều chạy chiếc xe Cub cà tàng, vượt qua quãng đường 30 km đến nhà bà Thuận để thăm nhà.
Khi bước vào trong căn nhà lụp xụp của người phụ nữ chưa chồng ấy, ấn tượng đầu tiên của ông đó là căn nhà trống hoác không có lấy một tài sản đáng giá. Cũng từ đó, ông biết được câu chuyện buồn của nhà bà Thuận, từ năm 15 tuổi bà đã không còn bố mẹ, phải sống cùng anh trai. Vì thế mà bà Thuận cũng không giao tiếp nhiều với hàng xóm và không nghĩ đến chuyện kết hôn.
Đại gia đình của ông Kính.
Ngồi trong căn nhà tồ.i tàn, nghĩ đến cuộc sống c.ô độc của cả hai người, sau khi nâng chén trà đắng uống một ngụm, ông Kính buột miệng hỏi bà Thuận: “Hay để tôi chăm sóc cô?”. Nghe ông nói vậy, bà Thuận sững sờ không nói nên lời, chỉ nhìn vào đôi mắt kiên định của người đàn ông trước mặt.
“Khi biết được hoàn cảnh éo le của Thuận, tôi rất thương. Cuộc sống của cô ấy quá kh.ó khăn, lại thiếu thốn tình cảm nên lúc nào cũng tự ti vì bản thân, sống khép kín với mọi người. Thấy hoàn cảnh của cô ấy, tôi rất muốn chăm sóc, bù đắp cho cô ấy và quyết định cầu hôn”, ông Kính kể lại.
Hôn lễ của ông Kính và bà Thuận được gia đình hai bên đồng tình chấp thuận. Đó cũng là một cuộc hôn lễ kỳ lạ giữa chú rể 78 tuổi và cô dâu khi đó mới chỉ 38 tuổi nên khiến nhiều người trong xóm rất tò mò. Theo ý kiến của bà Thuận, chỉ nên làm một cách đơn giản rồi đi đăng ký kết hôn để tránh tốn kém. Nhưng nghĩ cho vợ, một người chưa từng mặc áo cô dâu nên ông Kính lại muốn một đám cưới đầy đủ thủ tục.
Đám cưới của hai người được tổ chức có đầy đủ họ hàng thân thiết hai bên. Ông Kính cũng sắm sửa đồ lễ, tổ chức lễ ăn hỏi trang trọng trước khi làm lễ đón dâu. Vì bà Thuận theo đạo Thiên Chúa, ông Kính đã phải bỏ ra 3 tháng miệt mài đến một nhà thờ ở Vĩnh Phúc để học đạo mới lấy được vợ. Mỗi ngày, ông phải đi 20 km để đến giáo xứ.
Do tuổi đã cao nên những ngày đầu vào nghe giảng kinh, đầu óc ông Kính quay cuồng và tỏ ra m.ệt mỏi. Nhờ có vợ bên cạnh, ông Kính cũng hiểu hơn và hoàn thành khóa học 3 tháng đó. Nhưng sự chênh lệch về tuổi tác cũng khiến cuộc sống của đôi vợ chồng này gặp nhiều tình huống khó xử trong những ngày đầu.
Về việc xưng hô theo vai vế trong gia đình, bà Thuận tỏ ra ngại ngùng không dám xưng mẹ gọi con với các con riêng của chồng. Thời điểm đó, con út ông Kính cũng đã 40 tuổi, còn con cả đã ở tuổi 54. Chính ông Kính đề nghị các con chủ động gọi bà Thuận là mẹ để gia đình đầm ấm, có phép tắc trên dưới.
Sau này, khi đã thành quen, cuộc sống gia đình của ông Kính trở nên hòa thuận yên ổn một phần cũng nhờ sự vun vén từ các con của ông. Điều đó thể hiện rõ ngay cả cách xưng hô của con dâu ông Kính, người hơn tuổi “mẹ chồng” mình nhưng khi nói đến bà Thuận, luôn gọi một cách cung kính là “cụ bà”.
Còn việc xưng hô giữa hai vợ chồng, ban đầu bà Thuận gọi chồng là “ông” xưng “tôi”, nhưng về sau, để vợ chồng tình cảm, ông Kính chủ động xưng hô “anh – em”. Trong cuộc sống hằng ngày, ông cũng thường giúp đỡ vợ việc nhà hay chạy xe đưa vợ đi bán hàng.
Sau chục năm chung sống, ở cái tuổi gần 90, ông Kính cũng tự thừa nhận bản thân không thể lãng mạn như những người đàn ông trẻ trung khác. Nhưng đổi lại, ông luôn cố gắng sống trách nhiệm và quan tâm tới vợ nhiều nhất có thể.
“Vợ chồng là cái duyên, cái số. Vợ tôi đã vất vả nhiều nên tôi cũng không muốn cô ấy phải suy nghĩ thêm nữa, hằng ngày nếu giúp được gì cho vợ tôi luôn cố gắng làm, không nề hà”, ông Kính nói.
Ngoài thu nhập từ công việc đi bán rau của vợ, hằng ngày ông Kính cũng trồng thêm bưởi, nuôi thêm gà, vịt để tăng gia. Thời gian rảnh, ông chở vợ đi làm hoặc lấy rau ở các chợ đầu mối. Các con riêng của ông Kính đều trưởng thành, cuộc sống khá giả. Thỉnh thoảng, vào các dịp lễ Tết, cả gia đình lại quây quần, sum họp bên mâm cơm đầm ấm.
Tuấn Anh / Cảnh Sá.t Toàn Cầu