Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là “CHỢ SAPA” thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt

Nếu ở thủ đô Berlin của nước Đức có chợ Đồng Xuân, thì ở thủ đô Praha của Cộng hoà Séc cũng có khu “chợ Sapa” quen thuộc của người Việt Nam.

Đối với những người Việt xa xứ để làm việc và học tập, việc tìm kiếm hương vị quê nhà với những khu chợ truyền thống, những món ăn quen thuộc không phải là một điều dễ dàng. Vậy mà ở ngay giữa lòng châu Âu, có một khu chợ mà theo lời truyền tai nhau của những du học sinh, phở ở đây còn ngon hơn cả phở chính hiệu ở Việt Nam. Đó là “chợ Sapa” thuộc Cộng hoà Séc.

Khu chợ này nổi tiếng đến nỗi mà blogger Diệu Hằng, chủ tài khoản Youtube Bà Nana – Cộng hoà Séc phải công nhận rằng đây chính là một “Việt Nam thu nhỏ” ở quốc gia châu Âu này.

Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là CHỢ SAPA thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt - Ảnh 1.

Cổng vào “chợ Sapa” tại thủ đô Praha, Cộng hoà Séc

Nằm trên một mảnh đất rộng tại quận 4 thủ đô Praha, Trung tâm thương mại Sapa là khu chợ châu Á lớn nhất tại Cộng hoà Séc. Theo chị Hằng, khu chợ này trước kia là một trại gà rộng khoảng 35 hecta, nhưng vào năm 1999 đã được người Việt mua lại với giá 746 tỷ đồng.

Các mặt hàng và dịch vụ ở khu chợ này vô cùng đa dạng, chị Hằng cho biết: “Ngoài bán buôn các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ mỹ phẩm, đồ nan tre, đồ làm nail… còn có các dịch vụ cắt tóc, làm đẹp, quán ăn, quầy bán đồ châu Á, trường mẫu giáo, dịch vụ rửa xe, trụ sở báo chí, tiệm cho thuê áo cưới…

Từ trung tâm thành phố đi tàu ra đây mất nửa giờ đồng hồ. Sắp tới, người ta sẽ xây thêm một tuyến tàu điện ngầm thẳng ra đây, rất tiện với người Việt”.

Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là CHỢ SAPA thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt - Ảnh 2.

Trên thực tế, có tới 90% thương nhân của khu chợ là người Việt Nam, 10% còn lại là người Trung Quốc, Hàn Quốc… Có thể nói, đây là một trong những khu trung tâm thương mại hiếm hoi tại nước ngoài do người Việt làm chủ.

Bên cạnh đó, chị Hằng cũng chia sẻ về vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở các khu chợ truyền thống, đó là hương vị của các món ăn. Theo chị, chợ Sapa vốn nổi tiếng là khu chợ có các món ăn ngon, bổ, rẻ. Đặc biệt, đồ ăn ở đây khá phù hợp với khẩu vị của người miền Bắc vì đa số người dân sinh sống và làm việc ở đây đều là người miền Bắc hoặc miền Trung.

Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là CHỢ SAPA thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt - Ảnh 3.

Cụ thể, tại quán ăn tổng hợp mà chị Hằng ghé thăm, có bán các món phở như phở bò tái chín, phở bò tái lăn hoặc phở bò sốt vang. Giá các món ăn thường dao động từ 149 – 159 koruna (tương đương 159 đến 170 nghìn đồng theo tỷ giá hiện tại).

Đối với các loại trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như mít tươi, sẽ được bán với giá dao động từ 160 đến 180 koruna (tương đương 171 đến 192 nghìn đồng) tuỳ thuộc vào việc có bổ sẵn hay mua nguyên quả. Từ cách thức bán hàng đến giá cả đều gần như giống hệt với các khu chợ bình thường tại Việt Nam.

Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là CHỢ SAPA thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt - Ảnh 4.

Ngoài ra, ở đây, bạn có thể tìm thấy bất cứ loại thực phẩm Việt nào, ngay cả những loại rau “hiếm có” ở châu Âu như rau muống, rau dền, rau đay, ngô nếp hay các loại trứng vịt lộn, trứng cút đều được bày bán rất nhiều.

Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là CHỢ SAPA thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt - Ảnh 5.

Ở đây, bạn có thể tìm thấy bất cứ loại thực phẩm Việt nào, ngay cả những loại rau “hiếm có” ở châu Âu như rau muống, rau dền, rau đay, ngô nếp hay các loại trứng vịt lộn, trứng cút đều được bày bán rất nhiều.

Hóa ra ở châu Âu cũng có một khu chợ gọi là CHỢ SAPA thân thương gần gũi bán toàn thực phẩm Việt - Ảnh 6.

Chợ Sapa không chỉ là khu mua bán của người dân địa phương, mà còn là điểm đến của những người Việt sinh sống tại châu Âu, bởi ngay khi bước vào cổng chợ, họ sẽ có cảm giác như mình đã về đến quê nhà.

Hoạt động sầm uất của khu chợ Việt này đã mang lại một nguồn thu không nhỏ nền kinh tế của địa phương nói riêng cũng như của quốc gia này nói chung.

Chợ Sapa không chỉ là khu mua bán của người dân địa phương, mà còn là điểm đến của những người Việt sinh sống tại châu Âu, bởi ngay khi bước vào cổng chợ, họ sẽ có cảm giác như mình đã về đến quê nhà.

(Cafef)