Mẹ Việt ở Canada chia sẻ 10 điều nên biết khi gặp тᴀι ɴạɴ giao thông

Bạn phải chắc chắc đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi cứu giúp người khác.

Khi lưu thông trên đường và gặp một vụ tai nạn, nhiều người thường không biết làm gì hay có chung tâm lý sợ hãi, lo lắng sẽ làm cho tình hình tồi tệ thêm. Chị Thảo Chu gửi bài viết chia sẻ những điều về ứng phó với tai nạn giao thông đã học được khi sinh sống ở Canada với mong muốn sẽ đem đến kiến thức hữu ích cho nhiều người.

1. Nắm tình hình hiện trường vụ tai nạn và an toàn cho bản thân

Những gì bạn cần làm đầu tiên là phải nắm được tình hình đang xảy ra. Có thể có một vài mối nguy hiểm liên quan đến hiện trường tai nạn giao thông như các mảnh kính vỡ, rò rỉ xăng xe, hay nguy hiểm từ chính dòng xe đang lưu thông. Bạn phải chắc chắn đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi cứu giúp người khác.

Nếu bạn đang lái xe và nhìn thấy tai nạn xảy ra phía trước, hãy đỗ xe của bạn một cách an toàn, không để xe của bạn như một rào cản ngay bên hiện trường tai nạn. Bạn cũng phải chắc chắn rằng đã tắt động cơ xe của bạn trước khi ra khỏi xe.

Nếu đang hút thuốc, bạn phải dập tắt ngay, trước khi tiếp cận hiện trường vì nó có thể gây cháy nổ do xăng xe rò rỉ từ vụ tai nạn.

2. Kiểm tra các nạn nhân bị thương

– Đừng di chuyển họ.

– Hãy xem mức độ bị thương của họ ra sao.

– Kiểm tra xem nạn nhân có còn thở hoặc mạch còn đập hay không.

– Xem nạn nhân có bị chảy máu ở đầu, cổ, tay, chân, bụng, lưng hay bất cứ đâu trên cơ thể hay không.

– Hãy chú ý tới nạn nhân bị bất động trước vì họ rất có thể bị thuơng nặng hơn những người khác hoặc có thể không còn thở. Những người có thể nói, la hét được nghĩa là vẫn còn hít thở được và không quá nghiêm trọng thì sẽ tới chăm sóc họ sau đó.

– Hãy hỏi tên của nạn nhân, nếu nạn nhân đáp lại được nghĩa là họ hiểu được tình hình và có thể không bị thương ở đầu nghiêm trọng. Các nạn nhân lúc này rất hoảng loạn và mất phương hướng. Hãy nói chuyện với họ nếu có thể để họ tập trung và tránh chìm vào hôn mê.

3. Gọi cấp cứu

Khi gọi xe cấp cứu hãy cho họ biết chuyện gì đã xảy ra, địa điểm, tình trạng của nạn nhân, có bao nhiêu nạn nhân, bao nhiêu người ngừng thở… Hãy trả lời bất cứ điều gì họ yêu cầu vì điều này giúp bác sĩ nắm bắt kịp thời về nạn nhân cũng như tình trạng của vụ tai nạn.

4. Kiểm tra dị vật ở đường thở

Nếu bạn nghe và thấy nạn nhân không còn thở, hãy kiểm tra miệng và họng của nạn nhân xem có bất cứ dị vật nào không. Nếu phát hiện có dị vật trong cổ họng, hãy cố gắng lấy dị vật ra bằng ngón trỏ và ngón giữa để làm thông đường thở.

5. Thực hiện kỹ năng cứu sống

Nếu mạch nạn nhân không còn đập, hãy bắt đầu hồi sức cấp cứu cho nạn nhân. Bạn giữ cho cổ nạn nhân thẳng và bắt đầu hồi sức tim phổi hoặc dùng kỹ thuật thổi ngạt.

me-viet-o-canada-chia-se-10-dieu-nen-biet-khi-gap-tai-nan-giao-thong

Cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông là một kỹ năng sống cần thiết.

6. Giúp nạn nhân trong tình huống nghiêm trọng

Nếu nhạn nhân bị chảy máu hoặc nôn mửa, hãy đặt họ nghiêng người lại để tránh bị nghẹn tắc đường thở. Khi nằm nghiêng, cánh tay phía bên dưới của nạn nhân phải được duỗi ra, tay còn lại vắt ngang phía trước ngực.

7. Xử lý với những vết thương hở

Nếu có vết thương rộng, hãy cố gắng kiểm soát chảy máu bằng cách sử dụng bất cứ chất liệu nào từ vải như khăn, áo… và ấn xuống giữ bằng cả lòng bàn tay. Nếu nạn nhân vẫn còn nhận thức được, hãy yêu cầu họ giữ vết thương, điều này giúp họ tập trung và bình tĩnh lại.

8. Kiểm tra cột sống

Nếu cổ nạn nhân ở trong một tư thế khó, bị kẹt hoặc nếu nạn nhân bất tỉnh thì không được di chuyển nạn nhân. Hãy gọi sự giúp đỡ vì cổ nạn nhân rất có thể đã bị gãy. Nếu cố gắng di chuyển nạn nhân trong tình trạng như vậy có thể gây hại cho nạn nhân, làm cho tình trạng xấu đi.

9. Hãy giữ ấm cho nạn nhân

Nạn nhân thường cảm thấy bị lạnh do sốc. Vì vậy, việc giữ ấm cho họ là điều cần thiết để bảo đảm nạn nhân được ổn. Bạn có thể sử dụng bất cứ thứ gì chẳng hạn như một chiếc áo thun, áo khoác, chăn, khăn…

10. Không cung cấp thức ăn hoặc nước

Vì bất cứ thức ăn hay chất lỏng nào qua miệng có thể gây ngẹt thở cho nạn nhân.

Những ghi nhớ khi bạn di chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

– Nạn nhân phải đuợc di chuyẻn trên một chiếc cáng hoặc mặt tấm phẳng cứng.

– Giữ cho cổ và lưng nạn nhân thẳng.

– Cuộn một chiếc khăn hoặc áo sau gáy nạn nhân để hỗ trợ thở tốt hơn.

– Phải chắc chắn nạn nhân nằm hẳn xuống cáng.

– Nếu chỉ chấn thương tay, chân, bệnh nhân có thể vận chuyển trong tư thế ngồi.

– Trong trường hợp chấn thương bị chảy máu thì hãy nâng phần bị thương lên cao hơn và giữ chặt phần đó để hạn chế bị chảy máu cho tới khi tới bệnh viện. Như thế sẽ kiểm soát được vết thương ngừng chảy máu.

– Trên đường đưa nạn nhận đến bệnh viện phải chắc chắn mạch của nạn nhân vẫn tốt và nạn nhân vẫn còn thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy sẵn sàng làm các động tác hồi sức cấp cứu ngay…

Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng, bằng cách giữ cho đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh và xử lý sự việc đúng đắn để giúp đỡ nạn nhân được chăm sóc y tế kịp thời. Bạn thực sự có thể cứu sống được nạn nhân bị thương nặng trong những tai nạn giao thông.