Nga đưa siêu khí tài tới Syria: Tê n lử a S-300 như “hổ mọc thêm cánh” Israel hãy coi chừng!
Phiến quân Syria đang sở hữu pháo phản lực bắn loạt Grad và chúng được coi là mối đ e dọ a hết sức nguy hiểm đối với không chỉ tê n lử a S-300 Syria mà còn cả S-400 và Pantsir-S1 Nga.
Nga tung khí tài mới, hiện đại sang Syria
Theo thông tin của trang avia.pro, Quân đội Nga đang triển khai tại Syria tổ hợp radar đa nhiệm 48YA6-K1 “Podlet-K1”. Vị trí triển khai hệ thống này có thể thấy rất rõ trên các bức ảnh chụp từ vệ tinh.
Đặc tính của tổ hợp này – đó là nó có khả năng phát hiện các mục tiêu bay độ cao thấp và siêu thấp.
Tổ hợp radar 48YA6-K1 Podlet-K1
Theo ý kiến của các chuyên gia, lực lượng không quân vũ trụ Nga tích cực chuẩn bị phản kháng các cuộc tấ n cô ng, không chỉ từ phía quân kh ủng b ố, mà cả từ phía không quân Israel mà cách đây 2 tháng từng có ý định ti êu di ệt hệ thống phòng không S-300 được chuyển giao cho Quân đội Syria.
Mặc dù cả các phần tử khủ ng b ố cũng là mối đ e do ạ đối với các tổ hợp t ên l ửa S-300, S-400 và Pantsir-S1 của lực lượng phòng không Syria và Nga vì theo thông tin trinh sát, quân khủ ng b ố đang có trong tay một vài hệ thống pháo phản lực bắ n loạt Grad.
Việc xuất hiện tại Syria của tổ hợp radar định vị mới có khả năng ti êu di ệt các thiết bị bay kích cỡ nhỏ, khó bị phát hiện và bay tầm thấp – UAV cảm tử – là rất phù hợp với diễn biến căng thẳng trong khu vực.
Bên cạnh đó, chúng hoạt động trong mối liên lạc thống nhất với các tổ hợp tê n lử a với nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực đá nh chặn các thiết bị bay không dễ “nhằn” đối với hệ thống radar của tổ hợp tê n lử a phòng không S-300.
Tổ hợp radar 48YA6-K1 Podlet-K1
Radar mới ưu việt đến đâu?
Tổ hợp radar Podlet được chế tạo bởi Viện Nghiên cứu kỹ thuật radar toàn Nga (thuộc tập đoàn Almaz-Antey) vào cuối thập niên 2000.
Phiên bản cải tiến đầu tiên Podlet-K1 bắt đầu được thử nghiệm cấp nhà nước vào năm 2010 và được bàn giao cho quân đội sau đó 5 năm. Những tổ hợp đầu tiên được bàn giao cho Trung đoàn kỹ thuật radar ngoại ô Moscow của Không quân Nga để làm nhiệm vụ cảnh giới bầu trời.
Tổ hợp này gồm 3 cấu phần, được đặt trên khung gầm xe vận tải quân sự KamAZ bánh hơi – trạm ăng-ten, trạm điều khiển và máy phát điện diesel.
Tổ hợp này hoạt động tự động trên tần sóng centimet với mỗi vòng quét toàn cảnh được thực hiện trong vòng 5 giây. Tầm hoạt động – 10-200km. Trần cao phát hiện các mục tiêu – tối đa 10km.
Khu vực phát hiện theo góc phương vị – 360 độ, theo góc tà – từ -2 đến +25 độ. Số lượng các mục tiêu theo dõi đồng thời – 200. Sai số xác định toạ độ các mục tiêu tối đa là 200m về cự ly, 1,6 độ theo góc phương vị. Thời gian triển khai – 10 phút, thời gian mở máy trong chế độ chờ – 3 phút.
Tính năng của Tổ hợp radar 48YA6-K1 Podlet-K1.
Hệ thống Podlet-K1 bắt được tất cả loại mục tiêu – các máy bay, bao gồm cả tàng hình, trực thăng, tê n lử a hành trình, UAV, tê n lử a đạ n đ ạo.
Tê n lử a S-300 như “hổ mọc thêm cánh”
Một câu hỏi hết sức tự nhiên được đặt ra: Vậy hệ thống phòng không mà đang được vận hành các tổ hợp tê n l ửa S-300 cần thêm một hệ thống radar định vị nữa để làm gì?
Các hệ thống tê n lử a S-300 Favorit được trang bị radar bắt thấp 76N6E cũng làm đúng các nhiệm vụ này – phát hiện tất cả các loại mục tiêu bay ở độ cao thấp và siêu thấp trong điều kiện nhiễu mạnh.
Radar bắt thấp này đã được sử dụng từ lâu và chứng tỏ rất tốt vai trò bổ sung cho các radar nhìn vòng và chiếu xạ của tổ hợp tê n lử a S-300.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng 76N6E được chế tạo bởi Công ty “Utes” vào đầu thập niên 80, có nghĩa là đã từ khá lâu. Nó sử dụng ăng-ten parabol. Trong khi đó tổ hợp Podlet-K1 sử dụng ăng-ten lưới mảng pha thụ động.
Các tính năng của hệ thống radar đời mới này tốt hơn. Khoảng cách phát hiện mục tiêu tối đa của 76N6E – 120km, còn của 48YA6-K1 – 200km.
Sai số về cự ly – 2.000m so với 200m, theo góc phương vị – 10 độ so với 1,6 độ. Vận tốc các mục tiêu theo dõi – 740m/s so với 1200m/s. Số lượng các mục tiêu theo dõi đồng thời – 180 so với 200.
Vi vậy, để tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống phòng không/phòng thủ chống tê n lử a được triển khai tại Syria, cần phải bổ sung thêm cho nó hệ thống radar định vị hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó cần phải lưu ý tới việc Podlet-K1 sẽ giúp cải thiện khả năng chiến đấu của t ên lử a S-300 nhờ nó chỉ tập trung quét không gian theo góc tà trong khoảng từ -2 độ tới +25 độ. Tất cả những gì bay cao hơn không nằm trong tầm quan sát của nó.
Vùng trời Syria sẽ được an toàn nhờ có hệ thống tê n lử a S-300?
Với các mục tiêu bay cao, thì các hệ thống radar hiện hữu của tổ hợp S-300 hoàn toàn có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Được khí tài mới và hiện đại này chỉ thị mục tiêu, chắc chắn hiệu quả chiến đấu của t ên l ửa S-300 Syria cũng như S-400 của Nga sẽ tăng đột biến.
Tuy nhiên, các kỹ sư của Viện Nghiên cứu kỹ thuật radar toàn Nga không có ý định dừng lại ở những gì đã đạt được, cũng như người đặt hàng chính – các đơn vị phòng không/phòng thủ chống tê n lử a của Nga.
Hiện nay, công tác chuẩn bị bàn giao tổ hợp triển vọng Podlet-M – phiên bản nâng cấp của K1, đang được tích cực triển khai.
Các tính năng của Podlet-M không được công bố, nhưng Viện Nghiên cứu kỹ thuật radar toàn Nga đã tuyên bố rằng các tính năng của nó sẽ tốt hơn của phiên bản đời đầu về tầm xa, độ chính xác, khả năng chế áp nhiễu và lọc tín hiệu phản xạ từ bề mặt.
Nhưng đương nhiên, công cụ tốt nhất để phát hiện các mục tiêu ở mọi độ cao, và đưa ra chỉ dẫn mục tiêu – đó là các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không. Và đáng tiếc Nga đang gặp phải những vấn đề lớn trong lĩnh vực này.
Hiện Nga đang sở hữu 8 chiếc A-50 đã lỗi thời. Và thêm 8 chiếc nữa đang được bảo quản trong kho. Có 4 chiếc A-50U cải tiến, mà phần nào đó gần tiệm cận với những tiêu chuẩn hiện đại.
Trong khi đó mẫu máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-100 vẫn đang được phát triển, chưa biết khi nào mới xong bởi bản thân chiếc máy bay này vẫn chưa được hoàn thiện mặc dù đã quá thời hạn phải bàn giao. Tất cả vấn đề đều nằm ở phương tiện mang tổ hợp radar – chiếc máy bay vận tải Il-76MD-90A.
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U của Nga
Cuối cùng, chiếc máy bay cũng đã được bàn giao sau thời gian dài chậm tiến độ, và hiện nay đang diễn ra quá trình tích hợp thiết bị với chiếc máy bay và thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Nhưng chỉ có duy nhất một chiếc máy bay. Khi nào xuất hiện chiếc thứ hai – chưa rõ.
Nhưng tất nhiên, các hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga là những ngôi sao trên thị trường v ũ kh í phòng không thế giới.
Tuy nhiên, các tổ hợp và hệ thống phòng không – đó không phải tất cả là những tổ hợp đặc biệt được chế tạo tại Nga để phục vụ cho các đơn vị kỹ thuật radar và phòng không/phòng thủ chống tê n lử a. Sản phẩm đặc biệt – đó là tổ hợp radar cơ động Nebo-M do Viện Nghiên cứu kỹ thuật radar Nizegorod (Nga) chế tạo.
Điểm đặc biệt – nó có khả năng thực hiện cùng lúc 3 nhiệm vụ:
1) Chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị tê n l ửa phòng không (cụ thể như S-300 và S-400);
2) Đóng vai trò chiếc máy bay cảnh báo sớm trên mặt đất, chứ không phải trên bầu trời;
3) Là một mắt xích trong Hệ thống cảnh báo chiến lược về các cuộc tấ n cô ng tê n l ửa. Chức năng này mới đây vẫn do các hệ thống radar định vị cố định quy mô lớn thực hiện như Don-2N hoặc Duga.
Sự đa nhiệm mà không một hệ thống radar định vị cơ động nào trên thế giới có được này là nhờ Nebo-M có tới 3 tần sóng hoạt động – centimet, decimet và met. Cùng lúc Nebo-M có thể theo dõi tối đa 200 mục tiêu.