Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay

Trong hàng trăm tên t.uổi nhạc sĩ danh tiếng của thể loại nhạc vàng, nếu phải kể đến một người nhạc sĩ mang tầm ảnh hưởng đến phong trào này mạnh mẽ nhất, thật khó để bỏ qua cái tên Hoài Linh.

Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay - Hình 1

Dòng nhạc vàng miền Nam, kể từ lúc hình thành cho đến năm 1975 với thời gian khoảng trên 20 năm, đã có hàng trăm nhạc sĩ danh tiếng xuất hiện và sáng tác hàng vạn ca khúc nhạc vàng được công chúng đón nhận. Thế nhưng Hoài Linh luôn là cái tên luôn có một vị trí đặc biệt trong dòng nhạc vàng, ông được những người yêu nhạc cả xưa và nay nhắc đến với lòng ngưỡng mộ và rất nhiều sự thương mến.

Nhạc sĩ Hoài Linh tên thật là Lê Văи Linh, sinh năm 1920 ( nhưng một số nguồn khác lại ghi 1925 hoặc 1933, hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định cнíɴн xác năm sinh của ông), ông sinh tại thôn Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngoài nghệ danh Hoài Linh, ông còn có ba nghệ danh khác là Nguyên Lễ, Hà Vị Dương và Lục Bình Lê.

Trước năm 1975, nhạc sĩ Hoài Linh tham gia trong 1 đoàn văn nghệ dưới quyền điều hành của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Hoài Linh bắt đầu sáng tác từ những năm đầu thập niên 1950, những sáng tác của ông khi này đa số bị ảnh hưởng bởi các ca khúc thuộc giai đoạn trước đó, nhuốm màu lãng mạn.

Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay - Hình 2

Đến những năm đầu thập niên 1960, Hoài Linh bắt đầu chuyển sang dòng nhạc Vàng, ông nhanh chóng nổi tiếng với ca khúc Sầu Tím Thiệp Hồng (đồng sáng tác với nhạc sĩ Minh Mỳ). Nhạc phẩm này được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt vào thời điểm ấy và cho đến mãi bây giờ nó vẫn là một ca khúc vô cùng nổi tiếng và được nhiều ca sĩ trình bày. Trước 1975, Sầu Tím Thiệp Hồng được thể hiện qua cặp đôi song ca Chế Linh và Thanh Tuyền, sau đó là Giao Linh và Tuấn Vũ, sau năm 1975 bài hát được yêu thích qua giọng ca của cặp đôi Cẩm Ly và Quốc Đại.

Ngoài sáng tác, Hoài Linh còn chịu trách nhiệm phổ lời cho những ca khúc được đặt trước như: Biệt Kinh Kỳ, Cánh Buồm Chuyển Bến, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Chiều Thương Đô Thị, Nó Và Tôi, …. của nhiều nhạc sĩ khác.

Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay - Hình 3

Nhạc sĩ Hoài Linh là người có lối sống dung dị, dù là nhạc sĩ nổi tiếng, t.uổi đời và t.uổi nghề thuộc dạng đàn anh trong làng nhạc, thế nhưng hình ảnh một nhạc sĩ thư sinh có thể viết ra những câu từ tuyệt mỹ, một thanh niên quen bận sơ-mi bỏ ngoài quần, lúc sáng tác sẽ ôm đàn cùng sổ ghi chép từ lâu đã in sâu trong trí nhớ của những người quen biết Hoài Linh.

Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay - Hình 4

Nghệ sĩ Phương Dung từng chia sẻ thêm về Hoài Linh như sau: “Nhạc sĩ Hoài Linh có dáng người cao, nước da ngăm và là người rất thân thiện, hòa nhã với mọi người xung quanh”.

Là một nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng và được mến mộ, nhưng cuộc sống riêng của nhạc sĩ Hoài Linh luôn kín tiếng. Điều đặc biệt ở người nhạc sĩ này là, nguồn cảm hứng sáng tác của ông không bắt đầu từ những mối tình thoáng qua, không có hình bóng gia nhân xuất hiện, tất cả chỉ có một “nàng thơ” duy nhất của đời ông, đó là vợ. Từ chuyện tình của mình, ông biến tấy và xây dựng nên những chuyện tình khác nhau trong thơ ca.

Theo lời kể của gia đình nhạc sĩ, “nàng thơ” trong các bài hát: Căn Nhà Màu Tím, Cô Bé Ngày Xưa, Nhịp Cầu Tri Âm, Hai Đứa Giận Nhau, … đều là vợ ông, các bài hát đều có kết thúc trọn vẹn với một “nàng thơ” duy nhất.

Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay - Hình 5

Nhạc của Hoài linh được công chúng yêu thích và đón nhận, bán rất chạy nên thời bấy giờ, nhạc sĩ Hoài Linh là một trong số ít những nhạc sĩ có cuộc sống thoải mái về tài chính chỉ nhờ công việc sáng tác. Năm 1968, nhạc sĩ Văn Giảng, vừa từ Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông được nhạc sĩ Hoài Linh mời ăn tân gia trong một ngôi nhà ba tầng đồ sộ, lúc này ông mới chợt nhận ra tại sao các nhạc sĩ trong Nam nối đuôi nhau sáng tác nhạc Vàng.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoài Linh dành trọn tâm huyết của mình cho việc viết thánh nhạc, phục vụ cho nhà thờ. Những người trong chính quyền mới biết ông là nhạc sĩ nổi tiếng nên có mời ông phụ trách phần văn nghệ ở phường 25 quận 3 của Sài Gòn. Vì lúc đó t.uổi đã cao, nhạc sĩ Hoài Linh chỉ phụ trách được một thời gian rồi giao lại cho con của mình là Tuấn Lê tập nhạc cho ban văn nghệ.

Nhạc sĩ Hoài Linh: Người đứng sau những ca khúc huyền thoại, ra đi vì bạo bệnh trong cảnh trắng tay - Hình 6

Đến năm 1995, biến cố xảy ra Hoài Linh bị trắng tay do bị bại liệt bởi tai biến mạch m.áu não, tất cả mọi bộ phận trên người ông đều bị tê liệt trừ mấy đầu ngón tay và dường như ông vẫn còn nhận biết được mọi thứ xung quanh. Tâm Phan ghé về thăm ông, vợ của nhạc sĩ Hoài Linh bảo Tâm Phan nắm lấy bàn tay của ông, rồi bà nói với chồng: “Chú Tâm Phan về thăm ông đấy, ông có nhận ra chú ấy thì bấm ngón tay một cái”. Sau này Tâm Phan kể lại là người nhạc sĩ ấy đã bấm nhẹ lên lòng bàn tay của anh như ông vẫn còn nhận thức được hiện tại.

Ngày 30 tháng 4 năm 1995, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã ra đi vĩnh viễn. Để lại niềm tiếc thương vô bờ cho những người yêu mến ông và các tác phẩm của ông. Những nhạc phẩm của cố nhạc sĩ đến bây giờ vẫn còn được rất nhiều khán thính giả yêu thích và có lẽ nó vẫn sẽ mãi trường tồn với thời gian.