Thông tin hữu ích cho người lao động: 5 lý do bị đứt giấy tờ Lao động ở Séc

Những người lao động bước sang một đất nước xa lạ lao động thiếu nhiều thứ. Thiếu sự hiểu biết về luật, xã hội, tiếng vv. Và vì thế nếu không có ai tư vấn cho chuẩn, thì rất dễ làm cái gì đó sai. Có thể dẫn đến việc làm hỏng giấy tờ và phải sống chui hoặc hồi hương.

1) Lý do đứt vì xin nghỉ việc cũ trước khi được phép chuyển chủ lao động mới!

Mình không hiểu tại sao các bạn cứ phải xin chấm dứt hợp đồng lao động tại chỗ đang làm để mang giấy chứng nhận đó đi đệ đơn xin về chỗ mới! Tự dưng mất sự an toàn, mà bạn có thể tránh ra rất dễ. Vì lí do thế, nếu trong 60 ngày từ khi xin cắt hợp đồng lao động ở chỗ cũ, mà bạn không xin được Bộ Nội vụ cho phép về chỗ mới, thì coi như là đứt và không nối lại được lao động nữa. Rất có nhiều vụ là đã cắt lao động chỗ cũ rồi, đi đệ đơn xin sang chỗ mới, nhưng sau 90 ngày xét duyệt bên Bội Nội vụ lại gửi thư không cho chuyển vì chủ lao động mới kia hay bị nợ tiền thuế, tiền bảo hiểm vv. Hoặc cũng có thể là bên chủ lao động mới có đăng ký trụ sở trên địa chỉ ảo, không phải nhà thật, chủ thật. Nếu đã cắt chỗ cũ rồi, thì chỉ hy vọng là trong thời gian ngắn sẽ được duyệt sang bên mới. Thế nhưng bên mới bị vào „sổ đen“ nên Bộ Nội vụ không duyệt, tức là người lao động không còn cách nối tiếp lao động. Vậy nên khi đi gia hạn thẻ thì sẽ không được gia hạn nữa!

Góp ý: nếu muốn xin Bộ Nội vụ xét chuyển về chỗ mới, thì hãy xin giấy chứng nhận lao động ở chỗ cũ (hoặc giấy gì đó có chứng nhận là mình đang làm việc ở đó) và mang đi đệ đơn. Nếu được duyệt rồi, thì sau khi cầm lá thư quyết định ROZHODNUTÍ trong tay, mới quay về chỗ làm cũ xin chấm dứt hợp đồng lao động!

2) Lý do không được duyệt vì chủ lao động mới „qúa ảo“!

Khi các bạn đệ đơn xin về nơi làm việc mới, tức là chủ lao động mới, thì Bộ Nội vụ soi rất kỹ. Người chủ lao động mới không nhất thiết phải là công ty, mà kinh doanh cá thể mà muốn tuyển người lao động cũng được. Vậy nên BNV lại càng soi vì nhiều cá thể xin lao động về cửa hàng. Đối với các bạn có visa lao động, thì xin lưu ý hơn về việc người chủ lao động mới này như thế nào. Bộ Nội vụ sẽ xem rất kỹ ai là người chủ lao động mới. Ví dụ Bộ Nội vụ sẽ soi xem người chủ lao động có nợ tiền gì của nhà nước không, ví dụ tiền bảo hiểm, tiền thuế,hoặc có bị tịch biên tài sản bao giờ chưa vv. Tức là BNV muốn quản lý nguồn lao động tốt, về dúng vị trí cần thiết trên thị trường lao động. BNV cũng có thể soi xem địa chỉ trụ sở có thật hay đi mua ở chỗ nào khác. Thậm trí BNV còn cử cảnh sát ngoại kiều đến cửa hàng hoặc nơi hoạt động kinh doanh xem có „ảo“ hay không vv. Đây cũng có thể là lí do mà sau thời gian dài từ ngày đệ đơn xin chuyển lao động, mà BNV không duyệt cho. Nếu mà người lao động đã cắt hợp đồng lao động cũ rồi thì cùng với quyết định này, người lao động sẽ không được gia hạn thẻ nữa.

Phim đầu tiên về cuộc sống người Việt ở nước ngoài lên sóng

Góp ý:  trước khi các bạn chuyển về đâu, thì góp ý người chủ lao động mới đi thanh toán nốt các khoản nợ của nhà nước, cho an toàn trong thủ tục chuyển đổi. Ngoài ra xem lại người chủ lao động đang tuyển mình đã xin bao nhiêu chỉ tiêu rồi. Nếu BNV nhìn thấy người chủ lao động có sức kinh doanh nhỏ lẻ, mà lại đi treo hàng chục chỉ tiêu một lúc, thì sẽ soi kỹ hơn. Mình cũng đã gặp 1 tiệm Nail treo 250 chỉ tiêu cho thợ rồi, và người lao động xin chuyển về đó đã chờ 6 tháng mà chưa được duyệt. Bởi quá ảo.

3. Xin chuyển đổi thành công, nhưng sau đó không gia hạn thẻ lao động được nữa.

Bạn cũng ở trong tình huống này? Hay bạn muốn tránh khỏi tình huống này ra? thì hãy đọc kỹ. Rất nhiều bạn được ai đó giúp xin chỉ tiêu và chuyển lao động thành công. Nhưng sau vài tháng ra xin gia hạn thẻ thì không được nữa, coi như đứt. Vậy các bạn xem kỹ các quy trình khi làm thủ tục chuyển đổi, xem các bạn đã làm sai bước nào không?

1- Chủ lao động xin chỉ tiêu. Theo luật lao động người nước ngoài, thì để ai đó đang kinh doanh và có ičo tại Séc mà muốn tuyển người lao động nước ngoài vào vị trí lao động, thì phải đi qua Sở lao động. Tức là người chủ lao động phải đệ đơn xin Sở lao động treo chỉ tiêu lên mạng của UP Sở lao động là muốn tuyển lao động. Sau 30 ngày từ ngày treo lên, nếu không có người Séc đến xin việc, thì người nước ngoài mới có cơ hội đăng ký vào chỉ tiêu đó.

2- sau khi không có Tây vào xin lao động, thì người làm giấy tờ mới mang hồ sơ của bạn đi đệ đơn cho bạn chuyển về chỗ chủ lao động mới. Nếu không có sự ảo nào, thì BNV sẽ duyệt và bạn có thể chuyển hợp đồng lao động về đó.

Định cư Cộng hòa Séc diện lao động dễ dàng không bắt buộc tiếng Anh

3- trước 3 tháng khi hết thẻ, bạn lấy hợp đồng lao động với chủ mới đi đệ đơn xin gia hạn thẻ với vị trí lao động mà đang làm. Nếu mọi thứ ổn, thì bạn sẽ được lăn tay chụp ảnh và được cấp thẻ 2 năm tiếp theo.

Thế thì trong quy trình này bạn đã làm gì sai không? Chắc bạn không nhìn vào quy trình đó được, vì nó „ẩn“ ở trong đó. Vấn đề lớn nhất dẫn đến việc bị đứt không gia hạn được… là nằm ở phần 1. và phần 3. Mình giải thích luôn.

Vấn đề ở phần 1.: trong quá trình xin chỉ tiêu, thì người Séc thất ghiệp sẽ đến cửa hàng bạn để xin lao động, hoặc xin giấy chứng nhận là bạn không nhận họ để họ được giấy nối ăn trợ cấp xã hội ở Sở lao động. Vì thế cứ nhớ rằng 3,5% người Séc không bao giờ đi lao động dù có sức lao động. Họ chỉ muốn xin dấu để chứng minh họ không được nhận, và có quyền ăn lương xã hội tiếp. Vì thế nếu từ trối họ không tốt, không đúng luật, thì người chủ lao động sẽ bị nghi là cố ý từ trối người Séc để chờ tuyển người nước ngoài. Và vấn đề tại sao người lao động được chuyển thành công về chỗ chủ lao động mới rồi, mà sau vài tháng đi gia hạn thẻ lại không được… là nằm trong phần 3…

Vấn đề ở phần 3.: Khi Bộ Nội vụ duyệt đơn xin gia hạn thẻ cư trú lao động, thì bạn sẽ mang hợp đồng của chỗ lao động mới ra trình diện. Và đồng thời lúc dó Bộ Nội vụ sẽ gửi thư cho Sở lao động hỏi về chỉ tiêu lao động của chủ lao động của bạn, liệu có cho phép người lao động nước ngoài làm nữa hay không. Thực ra nếu là ở Praha thì thoải mái, vì thiếu người lao động. Nhưng nếu bạn ở dưới vùng quên nào đó, mà có rất nhiều người thất nghiệp, thì việc gia hạn hơi khó. Sở lao động sẽ gửi công văn cho Bộ Nội vụ rằng vùng đó có nhiều người Séc xin việc vào vị trí của bạn, nên không cho phép người nước ngoài làm ở vị trí đó nữa. Thế là xong! Bộ Nội vụ trên cơ sở sự từ trối của Sở lao động sẽ không cho bạn gia hạn thẻ nữa. Cái lá thư đó của Sở lao động tên là „ZÁVAZNÉ STANOVISKO UP“

3 Thành Phố Du Học Lớn Nhất Cộng Hòa Séc | Du học Vic

Góp ý: Các bạn hãy xin chỉ tiêu hoặc vị trí lao động, mà người Séc rất khó xin vào. Nhất là những người Séc muốn ăn lương xã hội, thì họ không muốn làm việc gì cả, và cũng không có bằng cấp gì cả. Vì vậy vào trong chỉ tiêu, các bạn hãy ghi là yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ, bằng nấu ăn vv. Để không dễ bị đánh cắp chỉ tiêu. Do đó khi xin gia hạn thẻ, bạn có thể yên tâm một phần là Sở lao động sẽ không có ứng cử viên nào vào được chỉ tiêu đó. Ngoài ra, nếu bạn bị BNV từ trối không gia hạn thẻ, thì bạn vẫn có hạn để kháng cáo lại lời quyết định của Sở lao động, và đồng thời đi đệ luôn đơn mới muốn chuyển lao động về nơi khác, an toàn dễ đậu hơn.. ví dụ vào nhà máy!

4. Đứt giấy tờ vì bằng Nail giả. 

Theo luật cấp chứng chỉ nghề tại Séc, thì điều kiện duy nhất nhận được chứng chỉ là phải qua 3 phần thi. Thi lý thuyết, thi thực hàng và phỏng vấn. Nhưng nếu không biết tiếng Séc thì sao mà làm được các cuộc thi đó? Những cuộc thi này không được sử dụng phiên dịch viên như là đi thi lấy bằng lái xe. Vì vậy phòng ŽIVNOST và cảnh sát sẽ đặt luôn ra câu hỏi, là làm cách nào anh chị thi được bằng này, trong khi trình độ tiếng Séc kém, thậm trí mới sang lao động được vài tháng? Đây là lí do rất đơn giản để BNV kết tội người lao động vì làm giấy tờ giả. Mặc dù cơ sở chính thức, nhưng cũng khó giải thích là người lao động thi bằng cách nào. Vấn đề bằng nail này rất phức tạp. Có nhiều bạn đến vf mình tư vấn khi nhận được lá thư mời ra cảnh sát phỏng vấn. Thế nhưng mình không có cách nào để giúp vì họ đã lưu lại hết giấy tờ rồi!

Nếu không có bằng Nail thì người lao động không thể ngồi làm nghề của mình được. Mà cách an toàn nhất vẫn là treo chỉ tiêu tìm thợ nail (mà người Séc trong nghề này rất hiếm), sau đó tuyển vào làm và không sợ gì trong việc gia hạn thẻ cư trú cả.

Góp ý: nếu người cư trú lao động muốn chuyển sang làm thợ Nail thì cũng có nhiều cách khác làm hợp pháp. Xin được giữ bí kíp, và nếu ai có nhu cầu thực sự thì liên hệ lễ tân đặt lịch trực tiếp. Xin thông cảm nhé.

Khánh thành Trung tâm văn hóa Phật giáo của người Việt tại Séc

5. Đứt vì không biết chủ lao động có nợ bảo hiểm y tế không?

Khi bạn gia hạn thẻ cư trú lao động, thì BNV sẽ duyệt xem những khoản thuế, bảo hiểm từ mức lương của bạn đã được chủ lao  động thanh toán chưa, hay còn nợ. Vì vậy nếu chủ lao động nợ tiền nhà nước, thì người lao động không thể gia hạn được, mặc dù không phải lỗi của họ. Đây là một sự vô lý, nhưng nó thực tế. Mình biết về rất nhiều cơ sở, công ty thường nợ tiền bảo hiểm của công nhân. Vì vậy BNV không duyệt đơn gia hạn của công nhân lao động. Cái khó ở đây là người lao động không thể biết chủ lao động có nợ hay tuyên bố phá sản. Khi người lao động nhận là một tờ giấy bảng lương, ghi các khoản y tế, xã hội và thuế mà người kế toán của công ty in ra đưa cho ký. Vậy nên việc công ty nợ hay không thì chỉ lên mạng danh bạ thương mại xem. Nhưng dù sao thì cũng không thể chính xác được, vì việc đó là giữa nhà nước và chủ lao động!

Góp ý: nếu bạn không đủ sức giải quyết vấn đề chủ lao động nợ nần các khoản, thì trong thời hạn sớm nhất có thể, bạn nên xin chuyển về chỗ làm khác, ăn chắc hơn. Ví dụ nhà máy!