Vũ khí Nga đến Mỹ “cũng phải thèm” và sốt sắng chi nửa tỷ USD mua bằng được: Khó tin!
Việc Quân đội Nga chuẩn bị đưa vào biên chế Be-200 ít nhiều đã hé lộ lý do thực sự đằng sau quyết định mua siêu thủy phi cơ này của Mỹ bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa 2 nước.
Thủy phi cơ Be-200 ưu việt…
Tiếng tăm về thủy phi cơ Beriev Be-200 xuất hiện từ trước khi Quân đội Nga có ý định đưa vào trang bị dòng máy bay này sau nhiều năm lực lượng này không có trong biên chế bất cứ chiếc thủy phi cơ nào ra trò.
Trong khi đó Be-200 ban đầu được công ty chế tạo máy bay Beriev của Nga thiết kế cho nhiệm vụ dập những đám cháy rừng, nhưng sau này nó đã được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ dân sự khác như tìm kiếm và cứu nạn…
Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi các tướng lĩnh Nga phát hiện ra tiềm năng cho các ứng dụng quân sự của Be-200 và có ý định đặt mua số lượng lớn dòng thủy phi cơ này.
Và không chỉ Nga mà các quốc gia phương Tây trong đó cả Mỹ cũng bắt đầu giành sự quan tâm tới mẫu máy bay vận tải đặc biệt này. Vậy Be-200 có gì đặc biệt mà quốc gia nào cũng muốn sở hữu.
Dựa trên các tính năng của Be-200 được Beriev giới thiệu, mẫu thủy phi cơ này không chỉ phù hợp với các nhiệm vụ dân sự mà cả quân sự.
Theo đó một chiếc Be-200 có thể hoạt động trên biển với nhiều vai trò khác nhau từ tuần tra, chống ngầm, cho đển đổ bộ và vận tải hàng hóa. Nó có thể cất hạ cánh ở vùng nước sâu 2,5m với sóng cao lên đến 1,3m và chỉ cần đường băng trên nước dài 2.300m.
Ở biến thể vận tải một chiếc Be-200 có thể mang theo tới 44 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị hoặc 7.5 tấn hàng hóa.
Thủy phi cơ Beriev Be-200 do Nga chế tạo. Ảnh minh họa.
Tầm hoạt động của nó thể lên tới hơn 2.000km và có thể được mở rộng nếu như được tích hợp cần tiếp nhiên liệu trên không. Có thể nói Be-200 có thể hoạt động ở bất kỳ đâu khi nó có thể cất hạ cánh ở mọi vùng biển trong nhiều điều kiện khác nhau.
Xe tăng T-72B1 Nga cập cảng Việt Nam, giao cho khách hàng láng giềng bằng đường bộ
Tàu tuần tra cỡ lớn Made in Vietnam “tả xung hữu đột”: Thần tốc tiến ra nước ngoài
Dù dưới danh nghĩa mua Be-200 cho Cục Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc, nhưng ai cũng hiểu rằng Bắc Kinh muốn sở hữu Be-200 cho một mục đích khác.
Khi mẫu thủy phi cơ này quá phù hợp các hoạt động quân sự của Trung Quốc các vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa nước này các quốc gia láng giềng.
Một chiếc Be-200 có thể hoạt động trên biển với nhiều vai trò khác nhau từ tuần tra, chống ngầm, cho đển đổ bộ và vận tải hàng hóa.
Nó có thể cất hạ cánh ở vùng nước sâu 2,5m với sóng cao lên đến 1,3m và chỉ cần đường băng trên nước dài 2.300m.
Được thiết kế nhằm thực hiện nhiệm vụ dập những đám cháy rừng, nhưng sau này nó đã được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ khác như tìm kiếm và cứu nạn thậm chí là biến thể quân sự… nhờ lắp đặt một số chi tiết mới với chi phí thấp.
… đến Mỹ cũng phải thèm
Và theo trang tin quân sự của Nga Topwar.ru, sau nhiều năm đắn đo cuối cùng Mỹ cũng quyết định đặt mua 10 chiếc thủy phi cơ Be-200 từ Nga đi kèm hệ thống nhìn đêm tối tân. Số máy bay này trên danh nghĩa sẽ được trang bị cho lực lượng cứu hộ liên bang dùng cho nhiệm vụ chữa chạy.
Không chỉ có Be-200, người Mỹ còn muốn có loại máy bay vận tải hành khách cỡ nhỏ Be-103, loại có thể chở được trên 5 hành khách và hoạt động tốt tại vùng có đường bay ngắn.
Điều khá lạ là hợp đồng Be-200 giữa Mỹ và Nga bằng một cách nào đó lại nằm ngoài các lệnh cấm vận mà Washington giành cho Moscow trong nhiều năm qua, và truyền thông Mỹ cũng chả đề cập tới thương vụ có thể lên đến nửa tỷ USD này.
Thủy phi cơ Beriev Be-200 do Nga chế tạo. Ảnh minh họa.
Chính điều này đã khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi về mục đích thật sự đằng sau việc Mỹ quyết mua cho bằng được Be-200 trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước vẫn đang căng thẳng.
Ngoài ra, Mỹ còn nuôi tham vọng muốn được Nga chuyển giao công nghệ và cấp phép sản xuất thủy phi cơ Be-200 để hoạt động tại những khu vực thuộc Châu Á- Thái Bình Dương.
Tại thời điểm 2012, Washington tuyên bố sẽ đặt mua ít nhất 10 máy bay Be-200 sẽ được thực hiện sau khi máy bay Nga tham gia chương trình tập trận hải quân của lực lượng đặc nhiệm ở Florida vào năm 2013, tuy nhiên đến cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2014 tiến độ của hợp đồng này có dấu hiệu chững lại.
Hiện tại Nga đang có khoảng 116 đơn đặt hàng Be-200 và giá khởi điểm thấp nhất của chiếc thủy phi cơ này là 22 triệu USD, hiện chỉ có 9 chiếc Be-200 với nhiều biến thể khác nhau hoạt động trên khắp thế giới chủ yếu thuộc sở hữu của Nga.
Quốc gia đầu tiên nhập khẩu Be-200 từ Nga là Azerbaijan với 1 chiếc Be-200ES phục vụ trong bộ Khẩn cấp của nước này.
Theo Ánh Dương/ Thời đại