Người bản địa Canada cần hành động, ngoài lời xin lỗi từ giáo hoàng

Dù giáo hoàng hôm 25/7 đã chính thức xin lỗi, một số người sống sót trong các trường học Công giáo cũ ở Canada vẫn thất vọng vì Vantican chưa hoàn thành lời hứa bồi thường.

Giáo hoàng Francis hôm 25/7 đã chính thức xin lỗi cộng đồng người bản địa Canada, vì giáo hội đã góp phần vào các chính sách cưỡɴԍ ʙức đồng hóa, gây ra cái chết cho hàng nghìn trẻ em và gần 150.000 trẻ em khác bị bạo hành tại các trường nội trú Công giáo ở nước này trong thế kỷ 19 và 20.

Dẫu vậy, lời xin lỗi dường như không đi kèm với bất kỳ hành động cụ thể nào về việc tiếp tục bồi thường cho các nạn nhân như Vantican đã hứa năm 2006.

“Tôi thật sự xin lỗi”, Giáo hoàng Francis nói trước những cựu học sinh sống sót khỏi bạo hành tại các trường nội trú, cũng như trước cộng đồng dân tộc bản địa tập trung tại một trường nội trú cũ ở phía nam Edmonton, Alberta. Ông gọi những gì xảy ra là “sai lầm tai hại” không phù hợp với Phúc âm và nói rằng cần phải điều tra thêm.

“Tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ cho tội ác mà rất nhiều Cơ đốc nhân đã gây ra cho dân tộc bản địa”, giáo hoàng nói.

Đây có thể được xem là một bước đi mang tính lịch sử của giáo hội Công giáo, sau nhiều năm liên tục từ chối lời kêu gọi xin lỗi cộng đồng các dân tộc bản địa Canada. Tuy nhiên, một số người cho biết họ vẫn thất vọng vì người đứng đầu Vatican chưa cho thấy bước đi cụ thể hơn trong việc hòa giải.

Lời xin lỗi muộn màng

Trong sự kiện đầu tiên của “chuyến hành hương đền tội” kéo dài một tuần của mình, Giáo hoàng Francis đã đi đến các vùng đất của bốn dân tộc Cree để cầu nguyện tại một nghĩa trang, sau đó gửi lời xin lỗi tại các khu vực tổ chức nghi lễ gần đó.

Bốn vị trưởng tộc hộ tống giáo hoàng trên xe lăn đến địa điểm gần trường nội trú Ermineskin trước đây, và tặng ngài một chiếc mũ lông vũ sau khi ngài phát biểu.

Giao hoang Francis xin loi nan nhan trong truong noi tru Canada anh 2

Giáo hoàng Francis tại sự kiện xin lỗi về vai trò của giáo hội Công giáo trong việc bạo hành trẻ em bản địa tại các trường nội trú Canada cũ. Ảnh: New York Times.

Giáo hoàng thừa nhận các trường nội trú do giáo hội điều hành đã đàn áp các ngôn ngữ bản địa, dẫn đến lạm dụng thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến “mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ông bà và cháu chắt”. Ngài kêu gọi điều tra thêm các vụ việc, có thể yêu cầu tiếp cận hồ sơ nhà thờ và hồ sơ nhân sự của các linh mục và nữ tu để xác định thủ phạm của hành vi bạo hành.

“Tác động tổng thể của các chính sách liên quan đến trường nội trú là rất thảm khốc. Đức tin Cơ đốc giáo nói với chúng ta rằng đây là một sai lầm tai hại, không phù hợp với Phúc âm của chúa Jesus”.

Tuy nhiên, lời xin lỗi của Vatican được đưa ra khá muộn màng, nhiều năm sau lời xin lỗi chính thức từ chính phủ Canada, quốc gia đã thiết lập hệ thống trường nội trú do các dòng tu của Cơ đốc giáo điều hành, mà phần lớn là Công giáo.

Các nhà thờ Cơ đốc giáo điều hành hầu hết trường học cho chính phủ, với giáo hội Công giáo chịu trách nhiệm từ 60 đến 70% trong số 139 trường học, hoạt động từ những năm 1870 cho đến năm 1996, theo New York Times.

Năm 2008, chính phủ Canada chính thức xin lỗi vì từng duy trì hệ thống trường nội trú này, đồng thời cũng đã trả hàng tỷ CAD tiền bồi thường cho những người sống sót.

Cho đến trước ngày 25/7, Vatican đã nhiều lần từ chối yêu cầu xin lỗi của cộng đồng người bản địa. Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia do chính phủ Canada thành lập đã tuyên bố các trường học là một hình thức “diệt chủng văn hóa” và từ năm 2015 đã kêu gọi giáo hoàng xin lỗi chính thức trên đất Canada.

Giao hoang Francis xin loi nan nhan trong truong noi tru Canada anh 3

Quần áo treo trên thập giá dọc theo đường cao tốc ở British Columbia vào năm ngoái, tượng trưng cho những trẻ em đã đã chết tại trường nội trú Kamloops cũ. Ảnh: New York Times.

“Tôi xúc động với những gì nghe được”, Phil Fontaine, một cựu học sinh ở trường nội trú và là cựu Chánh văn phòng Hội đồng Các quốc gia Đầu tiên, người đã công khai lên tiếng về việc bản thân bị lạm dụng тìɴн ᴅục vào những năm 1990, cho biết sau khi nghe giáo hoàng xin lỗi.

“Đó là một khoảnh khắc đặc biệt đối với những người sống sót”, ông nói thêm.

“Tôi đã đợi 50 năm cho lời xin lỗi này, và cuối cùng hôm nay tôi đã được nghe”, Evelyn Korkmaz, một cựu học sinh trường nội trú, nói. “Một phần tôi vui mừng, một phần tôi buồn, một phần tôi tê tái”.

Cần nhiều hơn một lời xin lỗi

Korkmaz nói thêm rằng bản thân hy vọng nhiều hơn lời xin lỗi. Bà mong muốn nghe được một “kế hoạch làm việc” từ giáo hoàng về những gì ngài sẽ làm tiếp theo để hòa giải, bao gồm cả việc công bố hồ sơ nhà thờ về những trẻ em đã chết tại trường học.

Ông Fontaine, người ngồi gần giáo hoàng hôm 25/7, thừa nhận rằng ông và nhiều người bản địa khác đã thất vọng vì giáo hoàng không giải quyết cụ thể một số vấn đề. Trong số đó có việc giáo hội không thực hiện tốt các khoản bồi thường cho những học sinh sống sót, mà nhà thờ đã đồng ý trả để giải quyết vụ kiện mang tính bước ngoặt vào năm 2006.

Cho đến nay, nhà thờ Công giáo chỉ trả 1,2 triệu trong số 25 triệu CAD (19,43 triệu USD) mà họ đã đồng ý quyên góp bằng tiền mặt để đền bù cho những người sống sót.

Brandi Morin, một nhà báo bản địa và là cháu gái của một trong những người sống sót, có mặt tại sự kiện xin lỗi, nêu đồng ý kiến và nói với DW: “Đây là một bước tiến lớn, nhưng mới chỉ là khởi đầu”.

Morin đã dành nhiều năm để phỏng vấn và đưa tin về những câu chuyện của các cựu học sinh trường nội trú. Người bản địa của Canada từ lâu đã đưa ra một danh sách yêu cầu, nhưng hầu hết trong số đó vẫn chưa được giải quyết.

“Các cộng đồng và lãnh đạo của họ cũng đã yêu cầu Vatican trả lại đồ tạo tác và vật phẩm văn hóa bị tước đoạt, hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Vatican”, Morin lưu ý.

Sau những tuyên bố đầu tiên của giáo hoàng Francis, nhiều người cũng thất vọng vì ông đã không giải quyết vấn đề lạm dụng тìɴн ᴅục tràn lan trong các trường nội trú cũ, và nhiều thủ phạm vẫn đang sống tự do, cô nói thêm.

Nỗi đau của người bản địa Canada

Hơn 150.000 trẻ em bản địa ở Canada buộc phải theo học các trường Cơ đốc giáo do chính phủ tài trợ từ thế kỷ 19 cho đến những năm 1970, một nỗ lực nhằm cô lập trẻ em bản địa khỏi ảnh hưởng của gia đình và văn hóa của họ. Mục đích là Cơ đốc giáo hóa và hòa nhập họ vào xã hội chính thống, nơi mà các chính phủ Canada trước đây coi là ưu việt hơn.

Ottawa đã thừa nhận rằng hành vi bạo hành thể chất và тìɴн ᴅục diễn ra tràn lan tại các trường học, và học sinh bị đánh nếu nói tiếng mẹ đẻ.

Việc phát hiện ra hàng trăm mộ tập thể tại các trường học cũ trong năm ngoái cũng đã khơi lại sự tức giận của cộng đồng và thu hút sự chú ý của quốc tế đối với các trường học ở Canada. Những phát hiện này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình, phản đối và thậm chí phá hoại các nhà thờ Công giáo.

Giao hoang Francis xin loi nan nhan trong truong noi tru Canada anh 4

Giáo viên và học sinh tại trường nội trú Regina, năm1896, nay là Saskatchewan. Ảnh: Cơ quan lưu trữ tỉnh Saskatchewan.

Viết trên Twitter hôm 28/5/2021 sau một sự kiện tìm thấy hàng trăm hài cốt trẻ em tại nơi từng là một trường nội trú, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết vụ việc khiến “trái tim tôi tan vỡ”. “Đây là lời nhắc nhở rõ rệt về một chương đen tối và đáng xấu hổ trong lịch sử đất nước”, ông Trudeau viết.

Học sinh tại các trường nội trú phải sống trong điều kiện tồi tàn, kém vệ sinh, thường xuyên đối mặt những đợt bùng phát dịch bệnh như lao, viêm phổi, cúm và các loại bệnh truyền nhiễm khác.

Lạm dụng thể chất, тìɴн ᴅục và tinh thần rất phổ biến tại các trường học này. Những học sinh nói ngôn ngữ và thực hành văn hóa của người bản địa thường kết thúc trong cảnh bạo lực.

Các bộ tộc bản địa tin rằng còn tồn tại nhiều nghĩa địa tập thể chôn học sinh các trường nội trú.

Ủy ban Hòa giải và Sự thật Canada ước tính khoảng 3.201 học sinh cнếт tại các trường nội trú. Tuy nhiên, con số thực sự có lẽ sẽ không bao giờ được xác định.

Nhiều người trong đám đông tại sự kiện xin lỗi của giáo hoàng hôm 25/7 mặc trang phục truyền thống của người bản địa. Những người khác mặc áo màu cam, biểu tượng của những học sinh sống sót trong các trường nội trú, gợi lại câu chuyện về một người phụ nữ bị tịch thu chiếc áo màu cam yêu thích, một món quà từ bà mình.

Sandi Harper, người đã đi cùng chị gái từ Saskatchewan đến để tưởng nhớ người mẹ quá cố của họ, người từng theo học tại một trường nội trú, cho biết: “Đó (lời xin lỗi) là điều cần thiết, không chỉ để mọi người được nghe thấy, mà còn là sự thừa nhận rằng giáo hội có trách nhiệm trong chuyện này”.

Giao hoang Francis xin loi nan nhan trong truong noi tru Canada anh 5

Giáo hoàng hôn băng rôn có tên của 4.000 học sinh đã cнếт hoặc không bao giờ trở về ở các trường nội trú cũ, trong chuyến thăm đến Canada ngày 25/7. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng và những người tham gia sự kiện sau đó đã đi dọc theo một băng rôn màu đỏ lớn và trải dài có tên của hơn 4.000 trẻ em cнếт tại các trường nội trú hoặc không bao giờ được về nhà. Giáo hoàng Francis sau đó đã hôn nó.

Thủ tướng Justin Trudeau, người năm ngoái đã xin lỗi về “chính sách cực kỳ tai hại của chính phủ cũ”, cùng với các quan chức khác cũng tham dự.

“Khi nhận được lời xin lỗi, chúng tôi cảm thấy tốt hơn. Nhưng người dân của chúng tôi đã chịu đựng quá nhiều… Chúng tôi đã bị tổn thương. Một số người trong số họ đã không trở về nhà”, Greg Desjarlais của Frog Lake First Nation ở phía bắc Alberta, và là một cựu học sinh trường nội trú, nói với các phóng viên hôm 24/7, trước sự kiện xin lỗi của giáo hoàng.

(zingnews)